- Đặt vấn đề
Bắc Kạn là tỉnh miền núi phía Bắc, có lợi thế về thiên nhiên hùng vỹ, có núi đá cao, có các cánh rừng nguyên sinh với thảm thực vật phong phú, có Hồ Ba bể là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất, sự độc đáo về phong tục tập quán của người dân bản địa, nằm ở vị trí tiếp giáp các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Lạng Sơn là những tỉnh có thế mạnh về phát triển mạnh về du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái nên Bắc Kạn có nhiều lợi thế trong chuỗi tour du lịch của khách du lịch trong các kỳ nghỉ dài ngày. Chính vì thế Đảng bộ Tỉnh Bắc Kạn đã có Nghị quyết số 48/2016 NQ-HĐND về việc thông qua quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến 2025 tầm nhìn đến 2030.
Với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, tỉnh Bắc Kạn đã tạo nhiều cơ chế thông thoáng, thu hút đầu tư như ưu tiên hỗ trợ cơ sở vật vất, hạ tầng, đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào du lịch. Đồng thời có những chính sách ưu đãi cho đầu tư, vay vốn lãi suất thấp để các hộ dân đầu tư cho du lịch. Trên cơ sở đó các địa phương đã xây dựng kế hoạch, dự án cụ thế hóa các chương trình phát triển du lịch theo điều kiện đặc thù về tài nguyên của từng địa phương. Được thiên nhiên ưu đãi ban tặng Hồ Ba bể, chính vì khi nhắc đến du lịch Bắc Kạn nhiều du khách muốn đến thăm quan danh lam thắng cảnh và trải nghiệm đời số người dân vùng ven hồ.
- Tổng quan về du lịch cộng đồng
Du lịch là hoạt động đã xuất hiện cách đây từ rất lâu. Có nhiều quan điểm khác nhau về du lịch. Ngay trong Luật Du lịch (2017) đã xác định “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến di chuyển của con người từ nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch, hoặc kết hợp với mục đích khác”. Đây được đánh giá là khái niệm mang tính bao quát và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam, tác giả cũng đồng tình với ý kiến này.
Về du lịch cộng đồng, trong nghiên cứu của Đỗ Anh Tài và các cộng sự (2019) đã tổng hợp từ nhiều khái niệm khác nhau để đưa ra “ Du lịch cộng đồng là hình thức du lịch phát triển dưạ trên sự mong muốn kham phá của du khách để tìm hiểu thêm về cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau nên hoạt động du lịch cộng đồng thường liên kết từ các người dân từ thành thị đến các vùng nông thôn để thưởng thức cộng sống tại đó trong một khoảng thời gian nhất định”. Như vậy, phát triển du lịch cộng đồng chính là việc người dân phát huy được các lợi ích có sẵn của mình để đón du khách tham quan, trải nghiệm và hưởng thụ các dịch vụ mà chính người dân mang lại. Từ đây có thể thấy, du lịch cộng đồng đa dạng, tùy thuộc vào từng địa phương mà có các loại hình du lịch khác nhau:Du lịch nông nghiệp, du lịch bản địa, du lịch bản làng,…
Du lịch cộng đồng là vấn đề đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu. Phát triển du lịch cộng đồng không chỉ mang lại lợi ích cho người dân bản địa mang còn góp phẩn bảo tồn văn hóa bản sắc dân tộc, phát triện kinh tế – xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Trên thế giới và Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu về du lịch cộng đồng và phát triển du lịch cộng đồng, sau đây là một số nghiên cứu cụ thể:
Tosun và Timothy (2003) đã đưa ra mô hình chuẩn để quy hoạch du lịch cộng đồng bằng việc kết hợp 3 chiến lược viết tắt là PIC (Planning, Ineremental, Collaborative). Trong đó nhấm mạnh, mô hình các tác giả nghiên cứu không dùng để thay thế cho phương thức lập kế hoạch theo kiểu truyền thống mà nên ứng dụng trong một bối cảnh rộng hơn, giúp các bước lập kế hoạch diễn ra một cách hợp lý, toàn diện. Đồng thời khẳng định mô hình sẽ hiệu quả hơn nếu các thành viên cộng đồng được phép tham gia vào quá trình lập kế hoạch. Từ góc độ lý thuyết đến vận dụng thực tiễn, nghiên cứu của Estuko Okazaki (2008) đã đề xuất mô hình du lịch dựa vào công đồng trên cơ sở tổng hợp cơ sở lý luận cơ bản về cộng đồng, sự tham gia của cộng đồng, dựa vào cộng đồng, đặc biệt tác giả nhắc đến lý thuyết (vốn xã hội) trong nghiên cứu của mình từ đó áp dụng mô hình lý thuyết vào thực tế ở Palawan,Philippines (2011) cho rằng du lịch phát triển bền vững thông qua mô hình du lịch cộng đồng thường gặp thách thức bởi vẫn đề nhận thức của các bên liên quan.
Ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng, khi mà lĩnh vực này không còn là vấn đề không còn mới. Tuy nhiên các nnghiên cứu ở Việt Nam hầu hết tập trung vào mục tiêu hệ thống hóa cơ sở lý luận phát triển du lịch cộng đồng, về đánh giá thực trạng tiềm năng phất triển du lịch cộng đồng tại các tỉnh. Các nghiên cứu ở Việt Nam bao gồm: Võ Quế (2006) trong cuốn Du lịch công đồng, lý thuyết và vận dụng tập 1. Đã đưa ra một số lý thuyết phát triển du lịch dựa vào cộng đồng cũng như đưa ra một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại một số nước trong khối ASEAN . Nguyễn Thu Nhàn (2010) với nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tổn văn hóa dân tộc thiểu số vung Sapa theo hướng phát triển bền vững đã phân tích trạng thái du lịch cộng đồng. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ (Nghiên cứu xấy dựng bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển bền vững trên đảo Cát Bà – Hải Phòng) của tác giả Phạm Trung Lương và cộng sự (2002) đã phân tích thực trạng và nhấn mạnh vào sự tham gia của công đồng trong việc bảo vệ môi trường của từng thành phần tham gia. Tác giả Nguyễn Thị Mai (2013) với nghiên cứu Phát triển du lịch cộng đồng ở Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đắc Lắk đã phân tích, đanh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại đây theo ma trận SWOT để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển loại hình du lịch này cho địa phương trong thời gian tới.
Từ những nghiên cứu này có thể thấy, phát triển du lịch cộng đồng không còn là vấn đề mới nhưng lại là hướng phát triển bền vững mà các địa phương có điều kiện tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa có thể học hỏi để từ đó tạo ra sự phát triển bền vừng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, đồng thời bảo tồn giá trị tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hóa bản địa.
- Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phiếu khảo sát và báo cáo của dự án VIE/034( Đại sứ quán Luxembourg) kết hợp cùng kết quả của Trường Cao đẳng du lịch Huế đã khảo sát vào năm 2016 đến 2018 tại địa bàn Tỉnh Bắc Kạn về phát triển du lịch công đồng vùng ven hồ Ba Bể. Đồng thời bài báo cũng dựa trên các số liệu thống kê của Sở Văn hóa TT&DL Tỉnh Bắc Kạn trong các năm 2020 và 2021. Trong đó dự án đã điều tra 1560 mẫu bao gồm: 60 mẫu cán bộ quản lý địa phương, 200 mẫu đại diện doanh nghiệp, 800 du khách trong và ngoài nước và 500 dân địa phương tại 2 huyện Ba Bể và Chợ Đồn. Các số liệu lấy từ báo cáo khảo sát đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch của Tỉnh Bắc Kạn đã được công bố.
Bài báo sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
+ Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này dùng để mô tả kết quả hoạt động của ngành du lịch tại 2 huyện Ba Bể và Chợ Đồn là những huyện có vùng ven hồ Ba Bể trong giai đoạn nghiên cứu.
+ Phương pháp SWOT: Được sử dụng đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng vùng ven hồ Ba Bể.
- Nội dung nghiên cứu và thảo luận
4.1. Khái quát du lịch cộng đồng vùng ven Hồ Ba Bể
Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á. Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt về nhiệt độ, lượng mưa, độ dài ngày và đêm. Lãnh thổ Bắc Kạn nằm giữa hai hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, hạn chế ảnh hưởng mưa bão về mùa hạ.
Diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn là 485.996ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 44.116ha, chiếm 9,08%; đất lâm nghiệp 413.366ha chiếm 85,05%; đất khác (đất chuyên dùng, đất ở, đất chưa sử dụng…) là 28.514ha, chiếm 5,87%. Đất đai tương đối màu mỡ, nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả…
Dân số Bắc Kạn (tính tại thời điểm ngày 01/4/2019) là 313.905 người, đứng thứ 63 trên cả nước. Trong đó, dân tộc Kinh có 37.615 người, chiếm 11,98%; dân tộc Tày có 165.055 người, chiếm 52,58%; dân tộc Nùng có 28.709 người, chiếm 9,15%; dân tộc Dao có 56.063 người, chiếm 17,86%; dân tộc Mông có 22.607 người, chiếm 7,20%, dân tộc Sán Chay là 1.680 người, chiếm 0,54%; còn lại là dân tộc khác có 2.176 người, chiếm 0,69%. Mật độ dân số là 65 người/km2.
Từ đó tạo ra sự đa dạng về bản sắc văn hóa các dân tộc, ngòai ra với sự ưu đãi của nhiên nhiên, tài nguyên, danh lam thắng cảnh,… tạo cho nơi đây có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch cộng đồng đối với Tỉnh Bắc Kạn nói chung và khu vực Đông Bắc nói riêng, hình thức du lịch cộng đồng, du lịch homestays đã sớm hình thành tại xã như: Nam Cường (Huyện Chợ Đồn), Khang Ninh, Pắc Ngòi, Quàng Khê (Huyện Ba Bể),… Kể từ khi du lịch cộng đồng phát triển nhiều hộ dân có thu nhập tăng thêm từ 15 đến 20 triệu đồng/ năm, có những hộ thu nhập tăng thêm 150 triệu đồng/ năm. Lượng khách du lịch đến với Tỉnh Bắc Kạn ngày càng tăng. Lượng khách đến du lịch tại Bắc Kạn thể hiện các số liệu thống kê sau đây:
Chỉ tiêu |
Huyện Ba Bể |
Huyện Chợ Đồn |
||||||
Năm |
2016 |
2017 |
2018 |
TTBQ(%) |
2016 |
2017 |
2018 |
TTBQ(%) |
Số Lượng khách (lượt) |
15.096 |
28.156 |
47.902 |
180,6 |
28.060 |
28.692 |
29.136 |
101,9 |
Du khách quốc tế (lượt) |
5.532 |
8.132 |
7.361 |
88,3 |
5.680 |
6.556 |
4.093 |
84,9 |
Du khách trong nước (lượt) |
9.564 |
20.024 |
40.541 |
208,9 |
22.375 |
22.136 |
25.043 |
105,8 |
Doanh thu từ du lịch (tỷ đồng) |
17,25 |
22,50 |
65,2 |
194,1 |
14,03 |
14,49 |
14,57 |
101,9 |
Bảng thống kê hoạt động kinh doanh du lịch tại Huyện Ba Bể và Huyện Chợ Đồn giai đoạn 2016- 2018.
Khám phá du lịch vùng ven hồ Ba Bể du khách được thăm quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa các dân tộc,…….. được trải nghiệm cuộc sống vùng ven hồ thuộc 2 huyện Ba Bể và Chợ Đồn đầy thú vị. Trong giai đoạn 2016- 2018, lượng khách đến hai huyện này đều tăng, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng qua các năm, đặc biệt Huyện Ba Bể có tốc độ tăng trưởng ở số lượng khách trong nước và du khách nước ngoài. Do ảnh hưởng dịch bệnh những năm gần đây dẫn đến lượng du khách nước ngoài chững lại nhưng lượng du khách trong nước tăng cao do nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng của người dân. Từ đo cho thấy những đóng góp của du lịch và nền kinh tế của từng địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Tuy nhiên kết quả đó chưa xứng tầm với tiềm năng và thế mạnh du lịch của 2 huyện này. Muốn phát triển du lịch cần tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức, từ đó có những chính sách phát huy tiềm năng và lợi thế của vùng.
4.2. Phân tích SWOT về phát triển lịch cộng đồng vùng ven Hồ Ba Bể
Trên cơ sở khảo sát, đánh giá toàn diện về các mặt tự nhiên, kinh tế, dịch vụ, văn hóa,… của vùng ven Hồ Ba Bể đã rút ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho việc đào tạo nhân lực làm du lịch cộng đồng tại vùng ven Hồ Ba Bể thể hiện như sau:
Điểm mạnh (S) |
Điểm yếu (W) |
-Văn hóa dân tộc đa dạng, đặc sắc theo các dân tộc về cơ bản vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống. – Thiên nhiên hùng vỹ, có nhiều khu du lịch hấp dẫn du khách. – Nằm trong vùng các khu du lịch Hồ Na Hàng (Tuyên Quang), Hồ núi cốc (Thái Nguyên), Thác bản dốc (Cao Bằng),… – Sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của lãnh đạo Tỉnh và Huyện. – Hạ tầng du lịch cơ bản đã có, các homestay ngày càng phát triển và đáp ứng dịch vụ của du khách. |
– Hạ tầng giao thông, nhà hàng, khách sạn chưa phát triển. – Hệ thông du lịch lữ hành trong tỉnh chưa phát triển. – Chưa có cơ chế cho người tham gia và phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phương. – Nhận thức người dân làm du lịch cộng đồng, cácn bộ quản lý du lịch còn hạn chế, nhất là kỹ năng quản lý, kỹ năng cung cấp dịch vụ, làm tour cho du khách còn hạn chế. |
Cơ hội (O) |
Thách thức (T) |
– Sự quan tâm sát sao của chính quyền các cấp Tỉnh, Huyện về phát triển du lịch. – Huyện Ba Bể và Chợ Đồn được đưa vào quy hoạch vùng phát triển du lịch trong tâm của Tỉnh Bắc Kạn. – Nhu cầu về du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm, du lịch khá phá ở cả du khách nước ngoài và du khách trong nước đều tăng. – Nằm trên tuyến đường nối các khu du lịch trong vùng Đông Bắc như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn và Cao Bằng. Tỉnh Bắc Kạn có nhiều cơ hội đón đoàn du khách. |
– Cạnh tranh giữa các vùng du lịch với nhau đòi hỏi phải tự nâng cao chất lượng dịch vụ và quảng bá hình ảnh. – Việc coi trọng phát triển du lịch cũng dẫn đến việc bản sắc văn hóa dân tộc và tài nguyên thiên nhiên vùng Hồ Ba Bể bị xâm hại. – Việc phát triển du lịch cộng đồng chưa có quy hoạch mà mang tính tự phát dẫn đến việc tự cạnh tranh ngay trong bản thân cộng đồng dân cư làm du lịch. – Nằm giữa các tỉnh có nền tảng hạ tầng du lịch phát triển như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng vì vậy Tỉnh Bắc Kạn có nhiều thách thức trong việc khai thác và thực hiện du lịch công đồng mang bản sắc riêng của mình. |
Trên cơ sở phân tích SOWT về phát triển du lịch cộng đồng vùng ven Hồ Ba Bể, việc đánh giá các tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch rất quan trọng, là cơ sở tiền đề cho các đề xuất, các giải pháp cho phát triển du lịch cộng đồng sau này.
4.3. Tiềm năng và thách thức trong phát triển lịch cộng đồng vùng ven Hồ Ba Bể
4.3.1. Tiềm năng khu vực phát triển du lịch cộng đồng
Nằm trong vùng ven Hồ Ba Bể có các khu du lịch tâm linh Đền An Mạ, Đền Phố cũ, Thác Tát Mạ, Động Puông, Động Hu Mạ, Chợ Lèng, an toàn khu ATK,…Ngoài ra còn có hệ sinh thái rừng nguyên sinh Quốc gia Ba Bể vì vậy tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch liên hoàn các dịch vụ trải nghiệm và khám phá của du khách.
Đặc biệt kết hợp du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái tại Hồ Ba Bể, tại hai Huyện Ba Bể và Chợ Đồn có làng du lịch cộng đồng Pắc Ngòi, Nam Mẫu. Với đặc thù văn hóa dân tộc ít người và được bảo tồn nguyên trạng. Việc hình thành các làng văn hóa du lịch cộng đồng là cơ hội vừa phát triển du lịch cộng đồng, vừa bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngoài du lịch nghỉ dưỡng còn có du lịch khám phá hệ sinh thái rừng, khám phá hang động, các tour du lịch trải nghiệm sinh tồn,… cũng đang là cơ hội cho việc phát triển du lịch vùng ven Hồ Ba Bể.
4.3.2. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng
Để đánh giá tiềm năng cơ hội phát triển du lịch cộng đồng vùng Hồ Ba Bể. liêng - cào tố - lieng 3 cây kết hợp cùng dự án VIE/034 và Trường Cao đẳng du lịch Huế (năm 2018) đã tiến hành khảo sát các nhà quản lý, doanh nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, du khách và người dân địa phương trên địa bàn Tỉnh Bắc Kạn, Huyện Ba Bể, Huyện Chợ Đồn. Kết quả khảo sát đã chỉ ra tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng và du lịch trải nghiệm. Với điều kiện thiên nhiên thuận lợi như sông hồ, ruộng bậc thang, thung lũng, đồng cỏ,… và hệ thống homestay đầy đủ sẽ là tiềm năng lớn cho việc phát triển du lịch cộng đồng.
Kết quả khảo sát của nhóm thực hiện cho thấy, có 88,7% cán bộ quản lý cấp Sở, Huyện và xã, có 95.6% số doanh nghiệp đòi hỏi cho rằng phát triển homestay đủ tiêu chuẩn sẽ tạo tiền đề cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng ở địa phương. Tuy nhiên sống lượng homstay còn ít, phân tán, các sản phẩm du lịch còn đơn giản, chưa có sự liên kết các dịch vụ có sẵn ở địa phương. Do đó có 87,93% số các doanh nghiệp cho rằng cần đa dạng hóa các dịch vụ du lịch thu hút du khách và phát triển du khách tiềm năng cũng như khai thác tối đa các dịch vụ địa phương có sẵn.
Đánh giá về tiềm năng du lịch văn hóa, lễ hội địa phương. Với địa thế núi rừng, ao hồ, thác động liên hoàn, đa văn hóa, đa dân tộc nên địa bàn Tỉnh Bắc Kạn, đặc biệt vùng ven hồ có nhiều lễ hội như: Lồng tồng, Cấp sắc,… Các lễ hội rất phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Tuy nhiên để thu hút du khách có tới 96,4% cán bộ quản lý địa phương cho thấy cần phải tổ chức các lễ hội thường xuyên, thúc đẩy du lịch trải nghiệm đều các mùa trong năm.
Qua khảo sát cũng cho thấy tiềm năng về du lịch văn hóa là rất lớn, nhưng quy mô tổ chức thường nhỏ, hẹp tại các làng bản. Chính vì vậy cần kết hợp với các cấp quản lý thúc đẩy, quảng bá hình ảnh văn hóa, kết hợp với các doanh nghiệp để tổ chức các lễ hội quy mô lớn hơn.
Tiềm năng về phát triển các sản phẩm truyền thống địa phương như vải thổ cẩm, các nông sản địa phương,… đã được người dân cung cấp, tuy nhiên chất lượng còn sơ sài, tự phát. Chính vì vậy để thúc đẩy du lịch phát triển cũng cần chú trọng phát triển các sản phẩm truyền thống, chất lượng sản phẩm nông sản vùng cần nâng cao mang lợi thế địa phương.
Nghiên cứu cũng khảo sát du khách đến khu vực ven hồ Ba Bể, hầu hết cả khách du lịch tròng và ngoài nước đều hài lòng với điểm đến, có nhiều cảm xúc và cảm giác mới lạ. Trong 800 phiếu khảo sát được phát ra thì có 60% du khách mới đến lần đầu và họ rất vui vẻ bày tỏ muốn quay lại khám phá và trải nghiệm các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa và các sản phẩm truyền thống của địa phương độc đáo. Đây chính là cơ hội cho du lịch cộng đồng trên địa bàn phát triển.
Đồng thời 100% người dân được khảo sát đều hiểu về những tiềm năng du lịch địa phương có được như văn hóa truyền thống dân tộc, danh lam thắng cảnh, tài nguyên thiên nhiên,… Và họ sẵn sàng tham gia vào sự phát triển du lịch cộng đồng chung của Tỉnh Bắc Kạn.
Từ đây có thể thấy vùng Hồ Ba Bể có nhiều tiềm năng tự nhiên và con người để phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, do đời sống kinh tế chậm phát triển, do nhận thức người dân chưa cao, nên để khai thác và phát triển các thế mạnh của vùng, đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của chính quyền địa phương, sự đồng hành của các doanh nghiệp, sự sẵn sàng của người dân. Như vậy du lịch mới thực sự trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế, đời sống nhân dân trong vùng.
4.3.3. Thách thức trong phát triển đào tạo du lịch cộng đồng vùng ven Hồ Ba Bể
Bên cạnh những tiềm năng là những thách thức cho việc phát triển du lịch cộng đồng tại vùng ven hồ như:
Thứ nhất: Hệ thống hạ tầng giao thông còn thiếu và yếu, ngòai hệ thống giao thông chính nối các huyện trong tỉnh, thì hệ thống giao thông ven hồ chưa được quan tâm đầu tư, đường nhỏ, chưa đảm bảo cho phương tiện tránh nhau, cản trở cho việc lưu thông hàng hóa và con người. Để phát triển được giao thông đòi hỏi cần có nguồn vốn lớn và vượt quá ra khỏi khả năng của địa phương và tỉnh Bắc Kạn. Điều này, vô hình chung là giao cản lớn cho phát triển du lịch cộng đồng. Ngoài ra hạ tầng cho phát triển du lịch cũng còn nhiều bất cập, còn thiếu nhiều các hạ tầng như nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn, các khu vui chơi vẫn còn hạn chế.
Thứ hai: Cạnh tranh giữa các vùng phát triển du lịch, nằm giữa hai vùng phát triển mạnh du lịch là Cao Bằng và Tuyên Quang, vừa là tiềm năng cũng là thách thức cho việc phát triển du lịch vùng hồ Ba Bể, việc giữ chân du khách sẽ khó khăn hơn, vì thế nguồn thu từ du khách cũng bị ảnh hưởng. Thách thức này càng lớn trong bối cảnh hạ tầng du lịch khu vực này còn hạn chế, vẫn mang màu sắc sơ khai nhiều.
Thứ ba: Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc gặp nhiều khó khăn. Việc phát triển du lịch, nếu không kiểm soát tốt sẽ dẫn đến vấn đề thương mại hóa bản sắc văn hóa, làm mất đi những nét truyền thống vốn có. Mà văn hóa mất đi lại làm cho sức hút về du lịch trong vùng giảm xuống, ảnh hưởng trực tiếp phát triển du lịch sau này
Thứ tư: Thiếu sự chuyên nghiệp trong cách quản lý và làm du lịch của người dân, nhất là tính công đồng trách nhiệm, hệ thống quản lý chưa đồng bộ rất dễ dẫn đến sự cạnh tranh của các hộ làm du lịch với nhau. Chính vì vậy, để du lịch cộng đồng thực sự phát triển, thực sự mang lại lợi ích cho người dân theo nghĩa vốn có của nó cần được quan tâm giải quyết.
4.4. Gợi ý giải pháp
Để phát triển du lịch cộng đồng vùng ven hồ, đồng thời khai thác các thế mạnh của địa phương. Một số giải phát cần thiết phải triển khai thực hiện bao gồm:
Thứ nhất: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch cộng đồng.
Do trình độ của cán bộ quản lý và người dân trực tiếp làm du lịch còn hạn chế. Do vậy muốn phát triển du lịch cộng đồng cần thực hiện phát triển đào tạo đội ngũ. Trong đó đào tạo kiến thức cho cấp cán bộ quản lý làm du lịch, đồng thời đào tạo kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho người dân địa phương. Các kiến thức cần tập trung vào đào tạo làm du lịch, quảng bá, marketing du lịch, xây dựng tour, kỹ năng bán hàng. Hình thức đào tạo phải gắng với cộng đồng, cầm tay chỉ việc, đào tạo tại chỗ trên cơ sở vừa giảng dạy lý thuyết và thực hành. Đồng thời đưa các kỹ năng phát triển du lịch và chương trình học địa phương giúp học sinh tiếp cận dần các phương thức làm du lịch địa phương.
Thứ hai: Đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, nhất là hạ tầng về giao thông.
Do địa phương còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, nhất là về giao thông. Đây là trở ngại lớn đối với phát triển du lịch địa phương. Vì thế, địa phương cần tập trung nguồn lực để phát triển hệ thống giao thông, trong đó hệ thống giao thông kết nối các điểm du lịch trong vùng cần chú trọng đầu tư trước hết. Ngoài ra, hệ thống điện, nước sạch cũng cần được đầu tư để nâng cao chất lượng của hoạt động du lịch.
Thứ ba, tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch cộng động, tìm kiếm các thị trường cho du lịch cộng đồng.
Du lịch của khu vực ven Hồ Ba Bể tỉnh Bắc Kạn được ví như người con gái chưa được đánh thức, chưa được nhiều người biết đến. Trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã chú trọng nhiều đến việc quảng bá, xúc tiến du lịch ở các thị trường lớn. Tuy nhiên, đối với khu vực ven hồ thì chưa thực sự được chú trọng. Vì thế, cần phải chú trọng công tác quảng bá với nhiều hình thức như: Quảng bá trên mạng xã hội, quảng bá qua truyền hình, quảng bá qua các đợt xúc tiến du lịch… Hằng năm tổ chức các đợt quảng bá như “lễ hội văn hóa các dân tộc”; “lễ hội lồng tồng”…
Thứ tư, xây dựng mô hình quản lý du lịch cộng đồng, hướng tới xây dựng liên kết trong phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Mặc dù chính quyền địa phương đã rất tích cực trong hỗ trợ người dân phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay chưa có mô hình quản lý thống nhất cho việc quản lý du lịch cộng đồng của người dân. Vì vậy, việc xây dựng và áp dụng mô hình quản lý là hết sức cần thiết. Trong đó, cần phải gắn kết giữa quản lý nhà nước của chính quyền với quản lý du lịch của cộng đồng. Đồng thời, phải liên kết giữa người dân, chính quyền với các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Có như vậy, việc phát triển du lịch mới thực sự bền vững và hiệu quả.
Thứ năm, phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch. Để khai thác được hết tiềm năng và lợi thế của vùng về phát triển du lịch, địa phương cần chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch một cách đa dạng. Chỉ khi có được sản phẩm du lịch thì mới có thể hấp dẫn du khách, từ đó tăng nguồn thu cho địa phương. Các sản phẩm du lịch cần hướng đến như là: Làng văn hóa du lịch; Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa; đầu tư, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, đưa các di tích lịch sử trở thành điểm nhấn trong hoạt động khai thác du lịch; Phát triển sản phẩm du lịch, sinh thái gắn với các hoạt động khám phá, trải nghiệm…
- Kết luận
Các Huyện Chợ Đồn và huyện Ba Bể là địa phương có nhiều cảnh đẹp hùng vĩ, Khu di tích lịch sử ATK, Hồ Ba Bể,… Với văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống gần như nguyên vẹn, đây là nơi có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch cộng đồng. Với điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mình, muốn phát triển du lịch cộng đồng, đòi hỏi địa phương cũng như tỉnh Bắc Kạn cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy du lịch phát triển. Trong đó, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, xây dựng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá; liên kết trong phát triển du lịch là những giải pháp thiết yếu cần thực hiện ngay nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Cevet Tosun and Dallen J. Timothy. (2003). Arguments for Community Participation in the Tuorism Development Process, The Journal of Tourism studies.
[2]. Etsuko Okazaki. (2008). Acommunity – Based Tourism model: Its Conception and Use. Journal of Sustainable Tourism.
[3]. Ellis, S. (2011). Community based Tourism in Cambodia: Exploring the Role of Community for Successful Implementation in Least Developed Countries. (PhD Thesis), Edith Cowan University, Australia.
[4]. Phạm Trung Lương và cộng sự. (2002). Nghiên cứu xây dựng bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà – Hải Phòng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Thị Mai. (2013). Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Luận văn thạc sỹ ngành Du lịch học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.[6]. Nguyễn Thị Thu Nhàn. (2010). Phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sapa theo hướng phát triển bền vững. Luận văn thạc sỹ ngành Du lịch học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
[7]. Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 12/8/2021 về phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. [8]. Báo cáo khảo sát về đào tạo nhận tự du lịch cồng đồng của liêng - cào tố - lieng 3 cây kết hợp cùng dự án VIE/034 giai đoạn 2016-2018.Bài viết: Trịnh Thị Thanh Hảo – Trần Thị Kim Loan
(Bài viết được đăng trên Tạp chí Quản lý kinh tế năm 2022)
TIN LIÊN QUAN Quan tâm chăm lo cho HSSV nội trú Khai thác hiệu quả các mô hình phục vụ HSSV thực hành thực tế Công nhận 21 công trình nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2022 |