- Tên ngành, nghề: Chăn nuôi – thú y; Mã ngành, nghề: 5620120
- Trình độ đào tạo: Trung cấp
- Đối tượng tuyển sinh: Người tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông hoặc tương đương.
- Mục tiêu đào tạo
4.1. Mục tiêu chung:
Sau khi kết thúc khóa học, người học có khả năng:
– Thực hiện được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị các bệnh phổ biến cho một số loài vật nuôi theo từng phương thức chăn nuôi cụ thể. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực chuyên ngành. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm theo yêu cầu thực tiễn sản xuất.
4.2.1. Kiến thức
– Mô tả được:
+ Vị trí, hình thái, cấu tạo, chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể vật nuôi.
+ Nguyên lý cấu tạo, quy trình sử dụng các loại dụng cụ thường dùng trong chăn nuôi, thú y.
+ Quy trình chuẩn bị thức ăn, nước uống và chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi.
+ Quy trình phòng bệnh cho từng đối tượng vật nuôi theo từng phương thức chăn nuôi cụ thể.
+ Phương pháp khuyến cáo cho các hộ chăn nuôi về quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trừ dịch bệnh.
– Xác định được:
+ Các nhóm thuốc, vắc xin thường dùng trong chăn nuôi thú y.
+ Nguyên nhân của một số bệnh thường xảy ra trên vật nuôi.
– Xây dựng được phác đồ điều trị những bệnh thường xảy ra trên vật nuôi.
– Có kiến thức cơ bản về tin học cơ bản, ngoại ngữ tiếng Anh (trình độ bậc 1/6 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam).
4.2.2. Về kỹ năng
– Thực hiện được quy trình mổ khám, mổ giải phẫu, phát hiện được bệnh tích trong cơ thể vật nuôi.
– Lựa chọn được các nhóm thuốc, vaccin để phòng và trị bệnh cho vật nuôi.
– Sử dụng được các loại dụng cụ thường dùng trong chăn nuôi, thú y.
– Chuẩn bị được: Chuồng trại, thức ăn, nước uống cho từng đối tượng vật nuôi theo từng phương thức chăn nuôi cụ thể.
– Thực hiện được: Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng vàphòng bệnh cho từng đối tượng vật nuôi theo từng phương thức chăn nuôi cụ thể.
– Chẩn đoán và điều trị được những bệnh thường xảy ra trên vật nuôi.
– Ứng dụng được công nghệ thông tin trong công việc (soạn thảo văn bản, lập kế hoạch, trao đổi thư tín, tìm kiếm tài liệu…)
4.3.2. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
– Giao tiếp, ứng xử phù hợp trong lĩnh vực thị trường và các hộ chăn nuôi.
– Chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật và an toàn lao động.
– Đảm bảo vệ sinh dịch tễ và vệ sinh môi trường.
– Làm việc độc lập hoặc theo nhóm có sự trợ giúp hướng dẫn
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
– Được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập.
– Thú y viên cơ sở.
– Kỹ thuật viên trong các công ty, hợp tác xã, trang trại thuộc lĩnh vực chăn nuôi – thú y.
– Kinh doanh và hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực chăn nuôi – thú y.
– Có thể học liên thông lên trình độ Cao đẳng, Đại học hoặc học chuyên sâu về lĩnh vực chăn nuôi và thú y.
- Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
– Số lượng môn học, môđun: 23
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 1.545 giờ, 59 tín chỉ
+ Khối lượng các môn học chung: 255 giờ, 11 tín chỉ
+ Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1.140 giờ, 48 tín chỉ
+ Khối lượng các mô đun tự chọn: 150 giờ, 06 tín chỉ
+ Khối lượng lý thuyết: 424 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm, bài tập: 1.045 giờ; Kiểm tra: 48 giờ
Xem thêm tại đây: KHđào tạo lớp TC CNTYK21