liêng - cào tố - lieng 3 cây - Nền tảng cá cược tốt

KẾ HOẠCH

Kế hoạch Đào tạo Lớp Trung cấp Công nghệ kỹ thuật cơ khí/K21 (TC-CNKTCK /K21) Khóa học 2024 – 2026

Đã đăng trên

  1. Tên ngành, nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Mã ngành 5510201
  2. Trình độ đào tạo: Trung cấp
  3. Đối tượng tuyển sinh: Người tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông hoặc tương đương.
  4. Mục tiêu đào tạo

          4.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo đội ngũ kỹ thuật nghề Công nghệ kỹ thuật cơ khí trình độ trung cấp có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có năng lực làm việc tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển Kinh tế – xã hội .

          4.2. Mục tiêu cụ thể: 

4.2.1. Kiến thức

– Giải thích được nguyên lý hoạt động, đặc tính kỹ thuật, phạm vi sử dụng, của các máy công cụ điển hình;

– Trình bày được đặc điểm, phạm vi ứng dụng của các vật liệu, phương pháp sử dụng, sửa chữa, bảo quản dụng cụ cắt, dụng cụ đo lường, dụng cụ cơ khí cầm tay trong chế tạo cơ khí;

– Trình bày được các phương pháp hàn thép các bon, thép hợp kim ở các vị trí hàn trong không gian;

– Trình bày được cấu trúc, chức năng phần cứng, phần mềm, phương pháp sử dụng, khai thác của máy tính và hệ thống mạng máy tính;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định;

4.2.2. Kỹ năng

– Vận dụng kiến thức cơ sở và chuyên ngành, thực hiện lập kế hoạch chế tạo, lắp đặt, kiểm tra sản phẩm cơ khí;

– Xây dựng được qui trình công nghệ gia công, vận hành thành thạo máy công cụ vạn năng và máy công cụ CNC trong chế tạo sản phẩm cơ khí;

– Chọn được phương pháp, sử dụng thành thạo dụng cụ, trang thiết bị, thực hiện có hiệu quả các công việc, bảo dưỡng các thiết bị cơ khí;

– Gia công lắp đặt được các sản phẩm cơ khí kết cấu bằng phương pháp Hàn, gia công lắp đặt được các chi tiết nhôm theo yêu cầu bản vẽ;

– Tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ  giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất kinh doanh;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công
nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ (tiếng anh) cơ bản đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;

– Thực hiện tốt các biện pháp an toàn lao động cho người và máy, vệ sinh công nghiệp trong quá trình vận hành thiết bị, máy móc, gia công sản xuất và lắp đặt các sản phẩm cơ khí kết cấu;

2.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Chủ động nắm vững thông tin về nơi làm việc, quy mô, trang thiết bị, nhà xưởng, nội quy, quy định của cơ quan;

– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm. Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

– Thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);

– Có trách nhiệm công dân, có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và luôn phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ;

– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi. Hướng dẫn, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

– Có ý chí tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức, chính trị;

– Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất

– Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, tôn trọng bản quyền, có kiến thức về luật sở hữu trí tuệ, cần cù chịu khó và sáng tạo trong công việc;

– Thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);

– Có trách nhiệm công dân, có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và luôn phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ;

– Có tinh thần học hỏi, cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, không ngừng học tập trau rồi kiến thức nghề nghiệp;

– Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất;

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập làm việc ở nước ngoài theo nghề được đào tạo;

– Gia công trên máy tiện, phay vạn năng;

– Gia công trên máy tiện, phay CNC;

– Gia công Cơ khí Hàn;

– Gia công nhôm kính;

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 1.650 giờ; 62 tín chỉ

– Số lượng môn học, mô đun (MH, MĐ): 24

+ Khối lượng các môn học chung: 255 giờ, 11 tín chỉ

+ Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1395 giờ, 51 tín chỉ

+ Khối lượng lý thuyết: 424 giờ chiếm 25,7 %; tổng số giờ thực hành, thực tập: 1226 giờ chiếm 74,7 %

Xem thêm tại đây: KH đào tạo TC CN KTCK K21