Điện năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng tái tạo xanh, sạch, thân thiện với môi trường. Việc dùng điện năng lượng mặt trời có vai trò to lớn, góp phần nâng cao chất lượng sống, giảm chi phí cho việc sử dụng điện từ hệ thống điện quốc gia, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ở Châu Âu và các quốc gia phát triển, việc sử dụng năng lượng tái tạo được phát triển mạnh và mang lại những giá trị tốt đẹp. Tại Việt Nam mức độ đầu tư phát triển năng lượng tái tạo còn rất hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Bắc Kạn là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, việc nghiên cứu, ứng dụng điện mặt trời trong sinh hoạt và sản xuất chưa được quan tâm nhiều. Với mong muốn đưa điện năng lượng mặt trời đến gần hơn với tỉnh miền núi Bắc Kạn, năm 2019 khoa Cơ Điện đã tham mưu Ban giám hiệu lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời. Được sự hỗ trợ từ dự án VIE/034 đã trang bị cho nhà trường thống Điện năng lượng mặt trời với tổng số tiền 1.444.150.000 đồng.
Hệ thống Điện năng lượng mặt trời được lắp đặt với mục tiêu phục vụ nghiên cứu và đào tạo cho giáo viên, học sinh sinh viên bộ môn Điện, đào tạo ra những người thợ lành nghề biết lắp đặt, vận hành, sửa chữa hệ thống điện năng lượng mặt trời, lan toả điện mặt trời đến với mọi địa phương trên địa bàn tỉnh, ứng dụng điện năng lượng mặt trời phục vụ sinh hoạt và sản xuất; tạo ra nguồn năng lượng xanh, góp phần bảo vệ môi trường, quảng bá hình ảnh, vị thế của liêng - cào tố - lieng 3 cây trong đào tạo nghề và đồng thời tạo ra một phần điện năng phục vụ cho nhà trường.
Sau một năm khai thác, hệ thống Điện mặt trời cơ bản đã đạt được những mục tiêu đề ra về công tác đào tạo, Nghiên cứu khoa học, hiệu quả xã hội, và kinh tế.
Nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo nghề, giúp gắn lý thuyết với thực hành trong đào tạo.
Hệ thống Điện năng lượng mặt trời là nơi học sinh, sinh viên được tiếp cận thực hành trên hệ thống giúp gắn lý thuyết với thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo. Từ khi lắp đặt Hệ thống đến nay, toàn bộ sinh viên chuyên ngành điện được học về điện năng lượng mặt trời và biết được cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Bộ môn Điện đã tổ chức được 05 lớp học thực hành và trải nghiệm trực tiếp trên hệ thống. Học sinh, sinh viên rất hứng thú khi được các thầy cô trực tiếp hướng dẫn thực hành và trải nghiệm, nhờ đó khơi gợi ở các em lòng yêu thích, đam mê chuyên môn. Hệ thống Điện năng lượng mặt trời thực sự giúp đào tạo nghề ở trường sát với thực tế, phù hợp nhu cầu xã hội, khẳng định được tầm nhìn chiến lược của liêng - cào tố - lieng 3 cây về đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh, sinh viên bộ môn Điện. Không chỉ đạt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, hệ thống Điện năng lượng mặt trời còn góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh, sinh viên. Được nghiên cứu, trải nghiệm thực tế trên hệ thống điện mặt trời giáo viên và học sinh, sinh viên bộ môn Điện đã được truyền cảm hứng nghiên cứu khoa học, thôi thúc cả thầy và trò ứng dụng điện mặt trời vào thực tiễn phục vụ nhu cầu cuộc sống. Nhiều công trình khoa học mang tính ứng dụng cao, đã đạt giải trong các cuộc thi cấp tỉnh, cấp quốc gia:
Giải khuyến khích Hội thi “Thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc năm 2019” với mô hình Thực hành lắp đặt điện Smart home của nhóm tác giả: Thầy giáo Vũ Tố Uyên – Phó Trưởng khoa Cơ Điện và thầy giáo Nguyễn Đỗ Ngọc, Cô giáo Nguyễn Thị Thảo – Giáo viên khoa Cơ Điện.
Hệ thống Điện năng lượng mặt trời mang lại những hiệu quả xã hội tích cực. Hệ thống điện đi vào vận hành đã góp phần quảng bá, nâng cao hình ảnh, vị thế, vai trò của liêng - cào tố - lieng 3 cây trong đào tạo nguồn nhân lực nhằm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn. Nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu đến giáo viên và học sinh, sinh viên.
Bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Bên cạnh việc phục vụ hiệu quả cho học tập và nghiên cứu khoa học hệ thống điện mặt trời đã mang lại lợi ích kinh tế, cung cấp một phần công suất điện cho hệ thống điện nhà trường, giảm công suất mua điện từ EVN. Theo dữ liệu đo được đếm được 1 năm tính từ tháng 02/2020 đến hết tháng 02/2021 hệ thống tạo ra 26.457 KWh.
Số tiền thu được 12 tháng tính theo đơn giá mua điện từ EVN.
26.457KWh x 2.092đ = 55.348.000đ/năm.
So sánh với mục tiêu ban đầu đề ra hệ thống đạt 68%, ta thấy trên biểu đồ:
Có thể khẳng định rằng hệ thống Điện năng lượng mặt trời tại liêng - cào tố - lieng 3 cây sau một năm đi vào vận hành đã mang lại những hiệu quả tích cực, toàn diện, cơ bản đạt mục tiêu ban đầu đề ra. Trên cơ sở hệ thống Điện năng lượng mặt trời đã được trang bị nhà trường mong muốn các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm đầu tư để giáo viên, học sinh, sinh viên nhà trường được đào tạo nghiên cứu và phát triển trong tương lai về sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu, tiếp cận và đưa vào đào tạo các loại năng lượng tái tạo khác như thuỷ điện, điện sinh khối, điện gió…
Bài viết: ThS Vũ Tố Uyên