liêng - cào tố - lieng 3 cây - Nền tảng cá cược tốt

KẾ HOẠCH

Lớp Trung cấp Điện công nghiệp (TC – ĐIỆN CN/K21), khóa học 2024 – 2026

Đã đăng trên

  1. Tên ngành, nghề: Điện công nghiệp; Mã nghề: 5520227
  2. Trình độ đào tạo: Trung cấp
  3. Đối tượng tuyển sinh: Người tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông hoặc tương đương.
  4. Mục tiêu đào tạo

4.1. Mục tiêu chung:

  – Chương trình đào tạo nghề “Điện công nghiệp” trình độ trung cấp nhằm đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất đạo đức tốt, có lương tâm nghề nghiệp có khả năng làm việc trong lĩnh vực như bảo dưỡng hệ thống điện, điện công nghiệp xâydựng,trong các công ty, tòa nhà…

– Chương trình nghề Điện công nghiệp trang bị cho người học kiến thức lý thuyết chuyên môn nghề và kỹ năng thực hành về Điện công nghiệp;

– Người học có khả năng tự học tập để nâng cao trình độ cho mình

        4.2. Mục tiêu cụ thể:       

4.2.1. Kiến thức

  – Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các khí cụ điện, thiết bị điện trong hệ thống cung cấp, trang bị điện và điều khiển tự động trong công nghiệp;

– Trình bày được những nguyên tắc và những tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn lao động, an toàn điện cho người và thiết bị;

– Trình bày được các phương pháp đo các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện;

– Nêu các khái niệm, định luật, định lý cơ bản trong mạch điện một chiều, xoay chiều, xoay chiều ba pha;

– Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy điện;

– Phân tích được nguyên lý của các loại cảm biến; các mạch điện cảm biến;

– Trình bày được cấu trúc và nguyên lý hoạt động của hệ điều khiển lập trình PLC của các hãng khác nhau;

– Phân tích được nguyên lý, cấu tạo của hệ thống điều khiển điện khí nén;

– Phân tích được các loại bản vẽ thiết kế, lắp đặt được các hệ thống điện;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định

      4.2.2. Về kỹ năng

  – Vận hành và lắp đặt được các thiết bị điện trong hệ thống cung cấp, trang bị điện và điều khiển tự động trong công nghiệp, dân dụng;

– Xác định được các sai hỏng của các thiết bị trong hệ thống điện dân dụng và công nghiệp, nguyên nhân, biện pháp đề phòng và cách khắc phục;

– Sử dụng thành thạo các thiết bị đo để đo, kiểm tra các thành phần của mạch điện, các tham số của mạch điện;

– Lắp ráp, sửa chữa được các mạch điều khiển điện khí nén trong công nghiệp như dây truyền phân loại sản phẩm, hệ thống nâng hạ…;

– Viết được chương trình cơ bản cho các loại PLC đạt yêu cầu kỹ thuật;

– Lập được kế hoạch bảo trì bảo dưỡng, máy điện, thiết bị điện đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

      4.3.2.  Mức độ tự chủ và trách nhiệm

  – Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới trong lĩnh vực Điện công nghiệp;

– Năng động, tự tin, cầu tiến trong công việc, hợp tác, thân thiện, khiêm tốn trong các quan hệ;

– Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và và một phần công việc của các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;

– Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

  Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:

– Làm việc trong các tổ cơ điện, phòng bảo trì, sửa chữa thiết bị điện của các nhà máy, phân xưởng, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập hoặc làm việc ở nước ngoài theo nghề được đào tạo;

– Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng hệ thống cung cấp và phân phối điện công trình;

– Lắp đặt hệ thống cung cấp và phân phối năng lượng điện tái tạo;

– Lắp ráp, tủ điện, bảng điện, sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành máy điện, vận hành bảo trì hệ thống tự động hóa trong các nhà máy;

– Kinh doanh, dịch vụ sửa chữa thiết bị điện

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

        – Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 1.760 giờ (62 Tín chỉ).

– Số lượng môn học, mô đun: 23

– Khối lượng các môn học chung: 255 giờ (11 tín chỉ).

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1.160 giờ (37 tín chỉ).

– Khối lượng lý thuyết: 478 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1.215 giờ; Kiểm  tra: 67 giờ.

– Khối lượng kiến thức phần tự chọn: 345 giờ (14 Tín chỉ).

Xem thêm tại đây: KHđào tạo lớp TC ĐIỆNCNK21