liêng - cào tố - lieng 3 cây - Nền tảng cá cược tốt

ĐẢNG ỦYTin tức

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên liêng - cào tố - lieng 3 cây

Đã đăng trên

ABSTRACT

The article mentions  the current status of teaching Revolution Lines of Vietnam Communist Party to students at Bac Kan College. It is the fact that teaching methods and learning outcomes assessment of the subject are not appropriate, still superficial; The social knowledge of students prepared at high school is limited; Lecturers mainly apply traditional methods in teaching this subject…. Since then, the writer proposes a number of suitable methods to the teaching of this subject to contribute to improving the quality of teaching and learning outcomefs of College students.

Keywords: Revolution Lines of Việt nam Communist Party, quality, Băc Kan College.

  1. Đặt vấn đề

Nâng cao chất lượng các môn lý luận chính trị nói chung, trong đó có môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) là nhiệm vụ của mỗi GV ở các trường Đại học, Cao đẳng nói chung và trường CĐ Bắc Kạn nói riêng, nó trở thành một tất yếu của việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Với đặc thù môn học là môn gắn với nhiều sự kiện lịch sử, nhiều quan điểm của Đảng trong các giai đoạn, cũng như các kỳ đại hội của Đảng từ khi thành lập, môn học cung cấp cho người học những tri thức cơ bản về nội dung và cơ sở khoa học của những vấn đề chính trị – xã hội, góp phần tạo nên người công dân có phẩm chất và năng lực cần thiết để có thể tham gia vào hoạt động thực tiễn. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực cho người học là đòi hỏi khách quan, qua đó giúp sinh viên nắm được các tri thức cơ bản, rèn luyện sự năng động, sáng tạo để có thể làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Thực trạng việc giảng dạy môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN của SV trường CĐ hiện nay.

Thứ nhất, nội dung môn học bao gồm 8 chương về giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa (bao gồm các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại…). Kiến thức yêu cầu thì nhiều, trong khi đó nội dung được trình bày trong giáo trình thiếu tính khoa học, tính sư phạm, tính thực tiễn. Nội dung giáo trình chưa gắn chặt lý luận với thực tiễn. Nhiều nội dung trình bày còn sơ lược, thiếu cập nhật, thiếu thực tế, thiếu sinh động. Nếu GV, SV không tự nghiên cứu bổ sung kiến thức của mình qua các văn kiện, nghị quyết của Đảng và các tài liệu khác, không nỗ lực, không chủ động tìm kiếm tài liệu để học hỏi thì kiến thức được trình bày trong giáo trình sẽ không đáp ứng được yêu cầu của nhà trường.

Thứ hai, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN chưa phù hợp, còn mang tính hình thức. Môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN có ý nghĩa quan trọng trong hình thành nhân cách của công dân Việt Nam, bởi vì công dân của nước nào cũng cần phải hiểu được rõ quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước hiện hành để có hành vi phù hợp (ủng hộ hoặc phản biện). Tuy nhiên, cơ bản giảng viên giảng dạy theo kiểu tuyên truyền đơn giản, mà chưa chỉ ra được cơ sở khách quan dẫn đến sự hình thành quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; chưa phản ánh được tính phức tạp của quá trình hình thành, nhận thức và thực hiện quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Điều đó làm cho người học thiếu hứng thú trong quá trình học tập, xem nhẹ môn học, đánh giá không đúng tầm quan trọng của môn học. Việc đánh giá kết quả học tập môn học lại nghiêng về đánh giá mức độ thuộc lòng của sinh viên đối với những câu chữ được trình bày trong giáo trình, chứ không nghiêng về đánh giá về năng lực nhận thức thực sự của sinh viên đối với quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Việc hướng dẫn phương pháp học tập cho sinh viên chưa được chú trọng đúng mức.

Thứ ba, kiến thức xã hội của sinh viên được chuẩn bị ở bậc phổ thông còn hạn chế. So với một số các môn học khác, môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN là một môn khoa học xã hội. Đối với sinh viên ở lứa tuổi thanh niên, học môn này khó hơn so với học các môn khoa học tự nhiên. Ở bậc phổ thông, với các môn khoa học xã hội ở bậc phổ thông, học sinh thường học bằng phương pháp học thuộc lòng. Hơn nữa, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội của sinh viên còn quá ít ỏi. Để học tập tốt môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN, sinh viên phải hiểu rõ cơ sở lý luận và cơ sở  thực tiễn trong việc hoạch định, triển khai và thực hiện quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; người dạy và người học phải biết cách đặt vấn đề, cách giải quyết vấn đề sao cho cụ thể, rõ ràng, logic giống như cách đặt vấn đề, cách giải quyết vấn đề của các môn khoa học tự nhiên. Do kiến thức (nhất là kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội) còn rất hạn chế, nên sinh viên gặp không ít trở ngại.

Thứ tư, điều kiện vật chất giảng dạy và học tập còn thiếu thốn, cách tổ chức giảng dạy của nhà trường chưa hợp lý, trình độ chuyên môn, trách nhiệm nghề nghiệp của nhiều giáo viên chưa cao, ý thức học tập của nhiều sinh viên chưa tốt. Sách tham khảo cho sinh viên còn thiếu. Giảng viên chưa đánh thức được sự đam mê, khả năng tư duy của sinh viên.

Thứ năm, trước đây Bộ môn chủ yếu sử dụng phương pháp diễn giảng, một phương pháp được coi là phương pháp pháp truyền thống trong việc giảng dạy các môn Lý luận chính trị nói chung và môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng. Phương pháp này có nhiều ưu điểm đối với các môn thuộc khoa học xã hội nhân văn là: Dễ sử dụng, ít đòi hỏi các điều kiện khoa học kỹ thuật phức tạp kèm theo, phân tích sâu sắc các khái niệm, phạm trù, quy luật, giúp cho người đọc nắm bắt được bài giảng một cách nhanh chóng và sâu sắc. Tuy nhiên, bản thân phương pháp diễn giảng cũng có nhiều nhược điểm là làm cho người học dễ thụ động, ít độc lập suy nghĩ, không biết cách vận dụng tri thức lý luận vào thực tiễn. Đặc biệt từ khi chuyển sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, các môn học Lý luận chính trị được tích hợp lại theo cơ cấu chương trình mới là từ nguyên lý đến tư tưởng chỉ đạo và tổ chức vận dụng học thuyết và hệ tư tưởng vào hoạt động thực tiễn của cách mạng và đời sống kinh tế- xã hội của nước ta. Số tiết học của môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam bị cắt giảm đáng kể từ 05 tín chỉ, hiện nay chỉ còn 03 tín chỉ. Với khối lượng nội dung giảng dạy rất lớn, thời gian giảng dạy hạn hẹp, đặt ra cho GV phải căn cứ vào từng chương, từng cụm chương cụ thể để đưa ra các phương pháp giảng dạy phù hợp, nếu vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp truyền thống sẽ không dạy kịp chương trình và SV sẽ cảm thấy nhàm chán khi học môn học này.

Từ thực trạng này, qua quá trình giảng dạy tôi đã kết hợp thêm một số phương pháp khác có khía cạnh tích cực phù hợp với môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam để nhằm khắc phục những nhược điểm của phương pháp giảng dạy truyền thống. Đó là phương pháp nêu vấn đề, phương pháp hướng dẫn sinh viên tự đọc sách, phương pháp đối thoại, phương pháp thảo luận nhóm.

3. Quá trình đổi mới và kết quả bước đầu giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3.1. Quá trình chuẩn bị bài

Sử dụng sơ đồ trong thiết kế bài giảng

GV cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung cơ bản của bài học, đặc điểm đối tượng học, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị… Về cơ bản, việc sử dụng sơ đồ (SĐ) trong thiết kế bài giảng có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học. Việc xác định được mục tiêu bài học là công việc quan trọng trong việc đề ra phương pháp dạy học; từ đó, dự kiến hệ thống SĐ phù hợp để sử dụng trong bài giảng. Có nhiều loại SĐ khác nhau (SĐ có hướng, vô hướng, SĐ đủ, thiếu, câm, SĐ nội dung, SĐ hoạt động dạy học). Mỗi loại SĐ đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Vì vậy, khi xác định mục tiêu bài học, GV cần lựa chọn và phân loại SĐ để lựa chọn và áp dụng phù hợp với từng nội dung bài giảng.

Bước 2: Thiết kế nội dung dạy học bằng SĐ.  GV phải xác định được nội dung dạy học. Mỗi bài học đều có kiến thức trọng tâm, kiến thức cơ bản và kiến thức không cơ bản, đó chính là các “đỉnh” của SĐ. Muốn đạt được mục tiêu bài học phải xác định được nội dung kiến thức để lựa chọn phương pháp dạy kết hợp sử dụng phương tiện dạy học nhằm phát huy tính tích cực của SV trong việc chiếm lĩnh tri thức từ SĐ.

3.2. Quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy.

* Sử dụng tình huống có vấn đề

Tình huống có vấn đề là tình huống mà ở đó xuất hiện một vấn đề, vấn đề này vừa quen, vừa lạ đối với người học: “quen” vì nó có liên quan đến những kiến thức đã được học, “lạ” vì nó trông quen nhưng sinh viên khó có thể giải quyết được ngay tại thời điểm đó. Như vậy, tình huống có vấn đề chỉ nảy sinh khi có sự mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết; giữa lý luận và thực tiễn… buộc các em phải huy động kiến thức tích hợp, bao gồm cả tri thức khoa học và vốn sống của bản thân một cách độc lập và sáng tạo để đề xuất giả thuyết nhằm giải quyết vấn đề đặt ra. Tình huống đó có thể giải quyết ngay trong giờ lên lớp, cũng có thể cho sinh viên về nhà giải quyết dưới dạng bài thu hoạch hay tiểu luận…

Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ hình thành và phát triển bền vững kỹ năng giải quyết vấn đề. Đây là một việc làm rất vần thiết và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc hướng đến mục đích tiếp cận năng lực cho người học. Qua đó, người học có thể nhận thức đúng đắn, chính xác, chân thực những kiến thức cơ bản, có hệ thống về môn học: Về đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường, đường lối công nghiệp hóa, đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. Giúp sinh viên phát triển nhanh khả năng tư duy lôgíc, phân tích lý luận để khái quát các vấn đề thực tiễn của nền kinh tế đang diễn ra hàng ngày, từ đó phân tích được cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc đề ra chủ trương, đường lối, tính khả thi và vai trò của các lực lượng xã hội trong việc thực hiện đường lối do Đảng Cộng sảnViệt Nam đề ra, từ đó có thể tự bồi dưỡng thêm thế giới quan cộng sản, phương pháp luận cách mạng, khoa học đúng đắn cho bản thân để có những suy nghĩ và hành động đúng đắn, hữu ích cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Phương pháp đối thoại. Đây là phương pháp thường được GV sử dụng kết hợp trong các bài giảng nhằm tăng tính sinh động cho tiết học như phân tích nội dung tiên tiến, nội dung đậm đà bản sắc dân tộc trong chủ truơng của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, GV đưa ra một số chủ đề thuộc về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đang diễn ra trong đời sống xã hội, khuyến khích sinh viên phát huy khả năng tư duy độc lập và thể hiện chính kiến của mình trong quá trình tiếp cận các vấn đề có liên quan đến chủ trương, đường lối của Đảng đang diễn ra trong thực tiễn cuộc sống.

Phương pháp thảo luận nhóm. Phương pháp này thường được GV kết hợp sử dụng trong các buổi xêmina theo chủ đề có sẵn, mỗi chương chọn 4 -5 chủ đề. Muốn sử dụng tốt phương pháp này GV thường căn cứ vào chủ đề đã chọn, có thể nêu lên một số nhóm các câu hỏi có tính chất gợi mở, nêu vấn đề. Sau đó hướng dẫn cho sinh viên tự chủ động nghiên cứu, trao đổi, thảo luận bài học giữa các sinh viên trong nhóm và giữa các nhóm sinh viên với nhau. Ở đây, vai trò chủ động, tích cực của sinh viên trong quá trình thảo luận nhóm thường được khơi dậy ở mức tối đa, vai trò của người thầy trong quá trình này chỉ là hướng dẫn, gợi mở và thống nhất nhận thức chung cho các em sau mỗi buổi thảo luận.

4. Kết luận

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của các trường đại học và cao đẳng. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, điều quan trọng là phải đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập môn học, tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị. Đây là việc khó khăn trong điều kiện mà tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang diễn ra ở mức độ rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, dù khó khăn đến mấy chúng ta vẫn phải làm,  bởi  vì  đào  tạo  sinh viên là đào tạo con người vừa hồng vừa chuyên. Kết quả bước đầu đã đạt được giúp cho sinh viên có cái nhìn mới về vị trí, vai trò của các môn Lý luận chính trị nói chung và môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam nói riêng, rất cần thiết và bổ ích trong việc tích lũy tri thức để phát triển con người toàn diện, khả năng ứng xử linh hoạt, khả năng khái quát, hình thành các kỹ năng sống phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay./.

ThS. Vũ Thị Hồng Lê; ThS. Nguyễn Hồng Hạnh – Khoa Tổng hợp

 Bài báo được đăng trên: Tạp chí Thiết bị Giáo dục

Số đặc biệt tháng 6-2021

Để lại một bình luận