liêng - cào tố - lieng 3 cây - Nền tảng cá cược tốt

Tập san thông tin khoa học

Trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn xác định hướng đi mới trong công tác đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội

Đã đăng trên

ThS. Lý Quang Tiến & CN. Ma Thị Vân – Phòng Đào tạo 

Email: tienlq.cdn.gov.vn

Luật Giáo dục Nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014 được Quốc hội (Khóa 13) thông qua. Kể từ ngày 01/7/2017 Luật Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có hiệu lực thi hành, Chính phủ và các Bộ, Ngành ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thi hành Luật GDNN, như: Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp; Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam… Đặc biệt là lĩnh vực GDNN, được Chính phủ giao Bộ Lao động Thương binh & Xã hội quản lý trực tiếp.

Đến nay, Bộ Lao động -Thương binh & Xã hội ban hành nhiều văn bản dưới Luật V/v hướng dẫn các trường Cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên (gọi tắt là cơ sở giáo dục nghề nghiệp) thực thi Luật GDNN, như: Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/03/2017 Quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức thực hiện biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; Thông tư số 04/2017/TT-BLĐTBXH ngày 02/03/2017 về việc ban hành danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/03/2017 Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; Quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp … Đây là điều kiện thuận lợi cho các Cơ sở GDNN, đồng thời có định hướng mở, trao quyền cho Hiệu trưởng các trường quyết định việc mở ngành, nghề mới; phát triển chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với thực tiễn.

Trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú (DTNT) Bắc Kạn, xác định mục tiêu là phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng thương hiệu nhà trường. Sau gần 01 năm triển khai đào tạo theo Luật GDNN, rút ra bài học từ thực tiễn trong công tác đào tạo, quản lý chương trình đào tạo còn nhiều bất cập, hạn chế …. Ngày 23 – 24/3/2018, Ban quản lý chương trình đào tạo tổ chức hội nghị “ Thẩm định và điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo hệ sơ cấp, trung cấp”.

chi-giang
Toàn cảnh hội nghị

Dự Hội nghị, nhiều giáo viên đại diện các tổ bộ môn & khoa chuyên môn đã thảo luận, trao đổi ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất ý kiến, cũng như biện pháp nâng cao chất lượng quản lý chương trình, giáo trình, mở ngành/ nghề mới …. Hội nghị nhận định, việc triển khai tổ chức đào tạo theo Luật GDNN có nhiều đổi mới, có tính ưu việt và linh hoạt như:

– Đào tạo theo niên chế; đào tạo tích lũy mô đun; đào tạo theo tín chỉ …

– Chương trình đào tạo Hiệu trưởng nhà trường được tự chủ quyết định thời gian đào tạo phù hợp với từng đối tượng, từng ngành/nghề (trình độ trung cấp thời gian đào tạo đào tạo từ 1,0 – 2,0 năm; trình độ cao đẳng thời gian đào tạo từ 2,0 – 2,5 năm; hệ liên thông Trung cấp lên Cao đẳng thời gian đào tạo từ 1.0 năm trở lên).

– Học sinh tốt nghiệp THCS được đăng ký học trình độ trung cấp và nhà trường tổ chức đào tạo song song chương trình Bổ túc văn hóa hệ Giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp THPT, sau 03 năm học hoàn thành chương trình đào tạo được cấp (bằng trung cấp và bằng bổ túc hệ GDTX cấp THPT).

– Học sinh tốt nghiệp trình độ trung cấp có cơ hội đi làm việc ngay, nếu có nguyện vọng học liên thông cao đẳng thì đăng ký học thêm kiến thức Văn hóa nghề hoặc chương trình GDTX cấp THPT theo quy định của Bộ GDĐT, đây là điều kiện thuận lợi cho người có bằng tốt nghiệp trung cấp được học liên thông trình độ cao hơn…
Tại hội nghị, tập thể cán bộ giáo viên trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn xác định đây là hướng đi mới, là bước ngoặt đột phá, có điều kiện thuận lợi và chủ động phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo, mở ngành/ nghề mới tổ chức đào tạo, đáp ứng theo nhu cầu xã hội và tạo cơ hội được học tập suốt đời đối với công dân tỉnh Bắc Kạn nói riêng và tỉnh lân cận nói chung, góp phần hiện thực hóa chủ trương của Đảng và nhà nước về việc phân luồng học sinh cấp THCS ….

a-tien
Thầy Lý Quang Tiến – trưởng phòng Đào tạo, phó Ban quản lý chương trình đào tạo, phát biểu ý kiến tại hội nghị

Từ những nội dung, nhận định nêu trên; Hội nghị thống nhất việc xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo của trường đối với từng ngành/ nghề… Qua đó, nhà trường xác định hướng đi mới trong công tác đào tạo, đặc biệt là thể hiện qua chương trình đào đó là:

– Chương trình đào tạo trình độ trung cấp của các ngành/ nghề (thời gian đào tạo không quá 2,0 năm).

+ Học sinh tốt nghiệp THCS, đăng ký học song song chương trình Trung cấp & chương trình GDTX cấp THPT (thời gian đào tạo trình độ trung cấp là 02 năm; năm thứ 3 học sinh học chương trình hệ GDTX lớp 12).

+ Học sinh tốt nghiệp THCS trở lên, đăng ký học trình độ Trung cấp không học chương trình GDTX cấp THPT (thời gian đào tạo trình độ trung cấp là 1,5 năm).
– Chương trình đào tạo hệ liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, tùy theo từng ngành/ nghề (thời gian đào tạo tối thiểu từ 1,0 năm trở lên).

– Chương trình đào tạo hệ sơ cấp, tùy theo từng ngành/ nghề thời gian đào tạo: Dưới 3 tháng và từ 3 tháng đến 6 tháng.

– Ngoài các ngành/ nghề nhà trường đang đào tạo; trong thời gian tới Nhà trường tập trung, định hướng phát triển đào tạo ngành/ nghề mới: Du lịch – Nhà hàng, Lễ tân … Ngoài ra, nhà trường còn tăng cường liên kết với doanh nghiệp tổ chức các khóa đào tạo thường xuyên, đào tạo theo địa chỉ…

– Sau 02 ngày diễn ra Hội nghị, sau khi thảo luận: Hội đồng thẩm định & Ban quản lý chương trình đào tạo đã thông qua một số chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và trình độ trung cấp, cụ thể:

+ Thẩm định 02 chương trình đào tạo hệ sơ cấp ngành/ nghề mới đó là: Nghiệp vụ nhà hàng và Nghiệp vụ lễ tân.

+ Thẩm định 02 chương trình đào tạo liên thông hệ trung cấp lên cao đẳng; gồm ngành/ nghề: Thú y, Khuyến nông lâm.

+ Điều chỉnh, bổ sung 06 chương trình đào tạo trình độ trung cấp (Tổng cục GDNN cấp phép đào tạo năm 2017); gồm các ngành/ nghề: Chăn nuôi – thú y, khuyến nông lâm; Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ ô tô; Điện công nghiệp; Kỹ thuật chế biến món ăn.

Có thể nói công tác quản lý phát triển Chương trình, giáo trình phục vụ đào tạo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi cơ sở giáo dục nghề nghiệp (quyết định đến Xứ mạng – tầm nhìn, kế hoạch phát triển nhà trường theo từng giai đoạn). Đòi hỏi Ban quản lý chương trình đào tạo và các tổ môn, khoa chuyên môn luôn chủ động tham mưu, đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng quản lý chương trình, giáo trình; trong đó coi trọng hợp tác doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm tham gia xây dựng chương trình, giáo trình và hợp tác cùng với doanh nghiệp liên kết đào tạo … Kỳ vọng, trong thời gian không lâu nữa sẽ được người học, xã hội khẳng định và công nhận ” Trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn xác định đúng hướng đi mới trong công tác đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội”.

chú chinh
Thầy Hoàng Vi Chinh – Phó hiệu trưởng, phó Ban thường trực Ban quản lý chương trình đào tạo, phát biểu kết luận tại Hội nghị