liêng - cào tố - lieng 3 cây - Nền tảng cá cược tốt

Tin tức

Từ phụ hồ thành người chinh phục dự án triệu đô

Đã đăng trên

Thuở nhỏ, Nguyễn Trường Duy vừa học vừa làm phụ hồ, 19 tuổi đi xuất khẩu lao động, 28 tuổi trở thành lãnh đạo của Văn phòng FPT Nhật Bản.

Tháng 3/2021, FPT Software vượt qua nhiều ông lớn công nghệ, giành được hợp đồng thực hiện dự án lập bản đồ chi tiết toàn bộ nước Nhật, phục vụ xe tự hành và giao hàng tự động bằng thiết bị bay không người lái, trị giá 47,5 triệu USD.

Đối tác Nhật chỉ cho phép độ lệch bản đồ so với thực tế không quá 0,5 m. Một nhiệm vụ khác là phải hiển thị đúng cao độ, số tầng của các tòa nhà chung cư để thiết bị giao hàng không người lái tìm đến đúng địa chỉ. Để thực hiện, công ty huy động 600 nhân sự tại cả Nhật và Việt Nam.

Người trực tiếp quản lý và vận hành dự án này là Nguyễn Trường Duy, 32 tuổi, người duy nhất trong nhóm dự án không có .

“Dự án này cần sử dụng máy bay ở độ cao thấp, chụp ảnh toàn bộ nước Nhật rồi gửi hình ảnh về Đà Nẵng cho các kỹ sư dựng bản đồ chi tiết”, Duy nói về dự án lớn nhất đời mình, tính đến thời điểm hiện tại.

Duy phải liên tục đi về giữa hai nước để đào tạo nhân sự. Giữa năm 2021, bùng phát mạnh trong nước, anh vẫn tình nguyện về Việt Nam cả tháng giải quyết vướng mắc, giúp dự án kịp tiến độ.

Nguyễn Trường Duy đang làm quản lý sản xuất của Văn phòng FPT Nhật Bản. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Sinh ra trong gia đình bốn anh em, từ nhỏ Duy đã phụ bố mẹ làm ruộng, trồng mía tại xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Để nhường cơm cho con, bố mẹ anh thường ăn khoai sắn qua bữa. Thịt cá với gia đình này luôn là giấc mơ.

Duy kể, trong ngôi nhà đất trống huơ trống hoác, anh làm bài tập dưới ngọn đèn duy nhất trong nhà. Mùa hè, Duy đi chân trần trên những con đường nắng gắt và mùa đông chỉ có một bộ quần áo ấm. Những năm cấp 2, cậu đi kiếm củi, chăn bò. Lớn chút nữa thì phụ hồ, cậu bé mới lớn bắt đầu biết đến cái nặng rát da thịt của những bao ximăng…

“Hàng xóm xây chuồng lợn bằng bêtông. Nằm ngủ trưa trên cái nền đó mát quá, tôi ước nhà mình cũng có”, Duy nhắc lại tuổi thơ cơ cực. Nếu trên tường nhà không được phủ kín bởi giấy khen học tập của bốn chị em, niềm động viên duy nhất của những đứa trẻ nghèo khó, có lẽ cậu đã phải nghỉ học từ lâu.

Tốt nghiệp cấp 3, giống như nhiều bạn cùng lớp, Nguyễn Trường Duy cũng “có đủ loại ước mơ trong đầu”. “Tôi luôn muốn vượt lên phía trước, làm điều gì đó để thoát nghèo”, anh hồi tưởng. Nhưng, ở vùng quê ai cũng khó khăn, cách duy nhất thoát khỏi cuộc sống xám xịt là lên thành phố kiếm nghề mưu sinh hoặc xuất khẩu lao động. Duy chọn cách thứ hai.

Để đủ 120 triệu đồng nộp vào công ty , gia đình anh thế chấp sổ đỏ, vay mượn khắp nơi. “Cố học mà làm công nhân. Đừng làm nông dân như ba mẹ, khổ cả đời”, ông Nguyễn Tấn Liêm (56 tuổi, bố Duy) động viên khi thằng con cầm cọc tiền nộp học, mong ra nước ngoài đổi đời.

Duy biết ngoại ngữ càng tốt thì cơ hội sang Nhật càng cao, nên lao vào học. Khi các bạn cùng phòng 23h tắt điện đi ngủ thì cậu chong đèn đến 2-3h sáng. Đi ăn hay ra ngoài hóng mát cũng dắt quyển tiếng Nhật bên mình. Sau bốn tháng, Duy trở thành học viên ưu tú nhất trong 200 lao động ở trung tâm.

Vượt trội về ngoại ngữ, sang Nhật thay vì làm công nhân hàn xì cho một xưởng đóng tàu ở tỉnh Okayama, Duy được đôn lên làm nhân viên điều khiển máy, việc nhẹ và thu nhập cao hơn. Anh tăng ca mỗi ngày 12-14 tiếng, sau ba năm tiền gửi về đủ cho bố mẹ trả nợ, chuộc sổ đỏ và mua thêm đất xây nhà.

Công ty Duy khi đó có 50 công nhân người Việt. Để bồi dưỡng thêm tiếng Nhật cho lao động nước ngoài, họ thuê giáo viên dạy vào hai ngày cuối tuần. Dù tăng ca liên tục, thiếu ngủ, nhưng chưa buổi học nào chàng trai này vắng mặt. Sau hơn hai năm, lớp còn trụ lại ba người, trong đó có Duy. Từ lớp học miễn phí này, chàng trai Việt thi đỗ chứng chỉ tiếng Nhật.

Hết thời hạn xuất khẩu lao động, Duy về nước, ứng tuyển vị trí nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm cho một công ty phần mềm của Nhật. Trải qua nhiều vòng thi, anh trúng tuyển cùng với năm bạn khác đều tốt nghiệp đại học Ngoại ngữ. Ở quê, ông bố nghe tin mừng quýnh, khoe khắp nơi: “Thằng Duy chẳng bằng cấp gì vẫn được làm việc văn phòng, ngồi máy lạnh”.

Nguyễn Trường Duy làm việc tại Nhật, năm 2011. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Những ngày đầu tiếp xúc với máy tính, Duy chỉ biết “gõ mổ cò” bằng hai ngón tay. Đồng nghiệp trêu, anh chạnh lòng. “Nhưng đó là sự thật. Bản thân xuất phát điểm thấp thì phải cố gắng hơn người khác”, anh nói và cho biết rất tâm đắc với câu đọc được trong một cuốn sách: “Biết nắm bắt cơ hội, kiên trì và chăm chỉ đã chiếm 95% thành công”.

Nỗ lực vừa học vừa làm, Duy luyện gõ máy tính bằng 10 ngón và tự học vi tính văn phòng. Anh luôn xung phong tăng ca và trực giúp các bạn nữ ban đêm. Công ty nhiều việc, lại tình nguyện ở lại làm hơn 20 tiếng không ngơi nghỉ. Sau nửa năm, Duy được đề bạt làm trưởng nhóm. Năm tiếp theo, được thăng chức trưởng bộ phận quản lý 50 nhân viên.

Chăm chỉ và tiếng Nhật tốt, Duy dần gây chú ý với lãnh đạo công ty. Năm 2010, anh sang Nhật làm trợ lý cho chủ tịch hội đồng quản trị kiêm quản lý bán hàng. Sau hai năm trở về Việt Nam, Duy tiếp tục được đề bạt lên chức giám đốc sản xuất, quản lý 300 nhân viên.

Sau 5 năm, chàng trai Quảng Nam không còn muốn “làm thuê cho ông chủ nước ngoài” nên quyết định đầu quân cho FPT Software Đà Nẵng. Ở vị trí quản lý sản xuất, anh có nhiệm vụ làm việc với đối tác để thuyết phục họ sử dụng sản phẩm của công ty. Dự án được triển khai, lại tiếp tục vận hành cho đến khi công việc trôi chảy.

Ngoài dự án lập bản đồ chi tiết toàn bộ nước Nhật, Duy đã tham gia đàm phán và lấy được hợp đồng cả triệu USD từ một tập đoàn ôtô hàng đầu Nhật Bản để xây dựng hệ thống trí tuệ nhân tạo, nhận biết chướng ngại vật cho camera ôtô tự hành.

“Duy tận tậm và nhiệt tình trong công việc nên được tham gia rất nhiều dự án trọng điểm của công ty”, anh Công Thuần, giám đốc quản lý trực tiếp của Duy chia sẻ.

Nguyễn Trường Duy cùng vợ và hai con đang sống ở tỉnh Saitama, giáp thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Không học đại học, Duy bù đắp bằng cách đọc nhiều sách về công nghệ, ngoại ngữ, kinh tế hay lịch sử. Anh thừa nhận, bản thân cần học nhiều để không bị lạc nhịp với thời đại.

Có lần, em gái Duy nói “không cần bằng  vẫn thành công, vậy đâu cần thiết đi học”. Anh khẳng định, đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công, song sẽ là con đường ngắn nhất tìm ra lối đi phù hợp cho tương lai sau này. “Những người không học đại học mà thành công, có lẽ họ sẽ thành công hơn nếu được đi học”, Duy trả lời em.

Nguồn: vnexpress.net

TIN LIÊN QUAN

Khai giảng lớp đào tạo tiếng Nhật

Phát bằng tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên

Lớp Cao đẳng Điện Công nghiệp thi tốt nghiệp

Để lại một bình luận