liêng - cào tố - lieng 3 cây - Nền tảng cá cược tốt

Khoa Tổng hợpTin tức

XU HƯỚNG DU LỊCH THÔNG MINH THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ TẠI TỈNH BẮC KẠN

Đã đăng trên

Tác giả: Trịnh Thị Thanh Hảo

smart tourism trend during the technological time in backan province

Authors: Trịnh Thị Thanh Hảo

When a nation’s potential is being continuosly improved, the citizens’ demand on living standard is higher and higher. And the tourist target also increases in all the living consumptions. Tourism can be regarded as an important factor to measure the happiness index, satisfaction in life, and human’s standard of living. Those who participate on tourist activities are factual tourists, potential tourists and those who do tourism. Tourist psychology studies the regulation of psychological activities and behaviours of the three factors above. Different subjects have their own psychological activities; consequently, they behaves in different ways.

This article is to summaries some basic contents about the application of psychology on tourism and smart tourism trend during the technological time.

Key words: Tourism, Technology, Smart Tourism

 

  1. Đặt vấn đề

     Khi sức mạnh của một đất nước, một quốc gia đang được cải thiện liên tục thì yêu cầu của người dân về chất lượng cuộc sống cũng trở lên cao hơn và chỉ tiêu cho du lịch cũng tăng tỷ trọng trong tất cả chỉ tiêu tiêu dùng cho sinh hoạt. Du lịch, có thể được xem như là một chỉ tiêu quan trọng để đo lường mức độ hạnh phúc, sự hài lòng trong cuộc sống và phản ánh mức sống của con người. Những người tham gia vào hoạt động du lịch bao gồm: khách du lịch thực tế, khách du lịch tiềm năng và các đối tượng hoạt động trong ngành du lịch. Tâm lý du lịch nghiên cứu quy luật hoạt động tâm lý và hành vi của những đối tượng này trong hoạt động du lịch.Với những đối tượng khác nhau, họ có các hoạt động tâm lý khác nhau trong hoạt động du lịch, do đó họ hành xử khác nhau. Qua bài viết,nhóm tác giả khái quát một số vấn đề cơ bản về ứng dụng tâm lý trong xu lịch và xu hướng du lịch thông minh trong thời đại công nghệ.

Từ khóa: Du lịch , Công nghệ, Du lịch thông minh

  1. Nội dung nghiên cứu

2.1. Ứng dụng tâm lý trong du lịch thời đại công nghệ

  • Du lịch thông minh

       Thuật ngữ ‘’Du lịch thông minh” được ra đời dưới tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin-truyền thông, đã cho phép tạo ra các sản phẩm đa dạng cho nghành du lịch. Phát triển du lịch thông minh là xu hướng tất yếu trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khi những thành tựu khoa học, công nghiệp hiện đại được ứng dụng mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có du lịch.

       Du lich thông minh là thuật ngữ mới, được sử dụng để mô tả hệ sinh thái du lịch dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại cho phép một lượng lớn dữ liệu được chuyển thành các mệnh đề giá trị. Đó là mô hình được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông trong đó hạ tầng tích hợp dữ liệu được phát triển đồng bộ, đảm bảo sự tương tác kịp thời giữa 3 bên (nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch và du khách) nhằm tạo ra những giá trị lợi ích và dịch vụ tốt nhất.

      Du lịch thông minh bao gồm 3 thành phần chính:

      (1) Điểm đến thông minh: Là điểm đến du lịch sáng tạo, được xây dựng trên cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến, đảm bảo sự phát triển bền vững các khu vực du lịch, có thể tiếp cận được với mọi người, tạo thuận lợi cho sự tương tác của khách truy cập và hội nhập vào môi trường xung quanh, làm tăng chất lượng của trải nghiệm tại điểm đến, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân;

       (2) Kinh nghiệm thông minh: Là những trải nghiệm du lịch qua trung gian công nghệ và sự tăng cường trao đổi thông tin qua việc cá nhân hóa,nhận thức bối cảnh và theo dõi thời gian thực;

       (3) Hệ sinh thái kinh doanh thông minh: Là hệ sinh thái kinh doanh phức tạp tạo ra và hỗi trợ việc trao đổi các nguồn lực du lịch kết hợp với kinh nghiệm du lịch. Người tham gia mô hình này cũng là những khách du lịch thông minh. Họ không chỉ là tiêu thụ mà còn là chia sẻ và tạo ra trải nghiệm, có vai trò quản ly và giám sát để đảm bảo sự hoàn hảo cho những hành trình tiếp theo của mình và những du khách khác.

         Du lịch thông minh kéo dài ba lớp trên cả ba thành phần:

       (1) Lớp tông tin thông minh nhằm thu thập dữ liệu;

       (2) Lớp trao đổi thông minh hỗi trợ khả năng liên kết;

       (3) lớp xử lý thông minh có trách nghiệm phân tích, hình dung, tích hợp và sử dụng thông minh dữ liệu.

2.1.2. Ứng dụng khoa học tâm lý trong phân tích động cơ du lịch của du khách

        Khi ứng dụng tâm lý vào du lịch, một câu hỏi hay được đặt ra đầu tiên đó là: Tại sao con người đi du lịch? Trước khi tìm hiểu động cơ đi du lịch của con người, chúng ta xem xét vè mô hình đẩy – kéo trong du lịch( push – pull model). (1) Đẩy (push): là yếu tố thể hiện động cơ bên trong của cá nhân, là những yếu tố nói với bạn rằng:’’ta muốn đi du lịch…Nó có thể bao gồm những động cơ thôi thúc bạn đi du lịch như: chạy trốn khỏi mọi thứ xung quanh bạn hàng ngày, khám phá nhiều nơi về bản thân, thư giãn xả hơi, nghi ngơi sau chuỗi ngày căng thẳng, khẳng định địa vị xã hội, thể hiện mức sống và đẳng cấp của bản thân, hay vì giải quyết mối quan hệ nào đó.(2) Kéo (pull): Là yếu tố có thể hiện động cơ bên ngoài, là các yếu tố tác động đến nhận thức của từng cá nhân, định hướng suy nghĩ của họ,tính giáo dục… của nơi mà họ sẽ đến đã hấp dẫn họ.

       Để một cá nhân ra quyết định mua một gói du lịch, chúng ta biết rằng người đó mua nó nhằm thỏa mãn nhu cầu quan trọn nào đó của cá nhân nên sẽ có sự so sánh rất nhiều với hàng loạt những tiêu chí trên cơ sở nhận thức và đáng giá, số lựa chọn thay thế có thể thay đổi tho tính cách của người du lịch. Khi sự lựa chọn có khả năng thỏa mãn động cơ cụ thể cá nhân, thiên hướng này có thể ảnh hưởng tới quyết định mua của khách du lịch. Để biến động cơ du lịch trở thành hiện thực thì vai trò của quảng cáo,được xem là yếu tố kéo, cần biết cách đưa ra những gợi ý về mục tiu thỏa mãn nhu cầu.

        Chìa khóa để hiểu về động cơ du lịch là xem du lịch là phương tiện để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người. Động cơ du lịch của con người rất đa dạng và phong phú. Khi áp dụng hình tháp nhu cầu của Maslow: (1) nhu cầu sinh lý: các nhu cầu du lịch gắn lièn với sự thoả mãn nhu cầu về sinh lý như :Trốn thoát khỏi những thói quen hàng ngày, thư giãn và hồi phục lại sức khỏe thể xác, tinh thần, phấn khích từ bên trong,tắm nắng, giảm căng thẳng…; (2) Nhu cầu an toàn: các nhu cầu du lịch liên quan tới sự thỏa mãn nhu cầu an toàn của cá nhân, của người khác, tái tạo cơ thể, giữ cho bản thân tích cực năng động và khỏe mạnh trong hiện tại và tương lai… (3) Nhu cầu xã hội, các nhu cầ du lịch liên quan như gắn kết gia đình, gia tăng mối quan hệ họ hàng, đồng nghiệp, thể hiện tình yêu, tình cảm, duy trì và hình thành mối quan hệ mới, là thành viên của nhóm, tương tác xã hội, duy trì, gìn giữ đặc tính cá nhân…; (4) Nhu cầu về sự tự trọng: các nhu cầu du lịch liên quan như các phần thưởng từ bên ngoài, địa vị của bản thân, sự hào nhoáng của các hoạt động du lịch, cạnh tranh và thể hiện đẳng cấp bản thân, thuyết phục hoặc minh chứng cho người khác về thành tựu của bản thân, hiểu về bản thân nhiều hơn, trải nghiệm sự bình yên, cân bằng từ bên trong…

           Động cơ du lịch của cá nhân xuất phát từ những nhu cầu và dự trên tháp nhu cầu Maslow mà chúng ta có thể nhận diện con người đi du lịch là vì nhu cầu trốn thoát, thay đổi hay du lịch vì sứuc khỏe, kết nối xã hội, khẳng định địa vị, đẳng cấp, nâng giá trị bản thân hay vì trải nghiệm văn hóa, săn hàng, mua sắm, tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên hay vì công việc, nhu cầu kinh do-anh…

  • . Xu hướng du lịch thông minh thời đại công nhệ

2.2.1 Du lịch thông minh là xu thế phát triển chung của du lịch thế giới

       Khi Internet phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin và lĩnh vực nghề nghiệp trong xã hội hiện đại, trong đó có ngành du lịch khác với du lịch truyền thống, du lịch thông minh chú trọng đến lợi ích của du khách nhưng lại đảm bảo mức chi phí thấp, an toàn và thuận tiện nhất trên cơ sở ứng dụng công nghệ và sử dụng các thiết bị hiện đại thông tin, dữ liệu toàn cầu. Nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai du lịch thông minh dưới nhiều hình thức khác nhau để tạo nên những điểm nhấn và lợi thế và cạnh tranh trong du lịch. Châu Âu được đánh giá là khu vực có lợi thế và dẫn đầu trong xu hướng phát triển mới này. Ở Châu Á, nhiều điểm đến của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore cũng đã đầu tư mạnh cho du lịch thông minh như áp dụng ví điện tử, mã QR dùng dấu vấn tay để thanh toán dich vụ, làm thủ tục sân bay, nhận phòng, trải nhiệm du lịch dựa trên công nghệ thực tế ảo…

        Một số nghiên cứu về trải nghiệm du lịch của khách du lịch cho rằng, các trải nghiệm du lịch như trải nghiệm du lịch về cuộc sống thực, trải nghiệm du lịch thẩm mỹ, trải nghiệm du lịch kích thích (có các hoạt động mới lạ) có sức hấp dẫn khách du lịch hơn cả. Khách du lịch rất thích thích được du lịch tại các điểm đến có mức độ an ninh tốt và vẻ đẹp thực của danh lam thắng cảnh đó. Các yếu tố làm tổn thương đến sự hài lòng của khách du lịch như điều kiện vệ sinh, ảnh hưởng xã hội, thiết kế khu vực danh lam thắng cảnh, bầu không khí du lịch…Trước khi khách du lịch khởi hành dến điểm đến của họ, các loại dịch vụ tư vấn từ ăn uống, sinh hoặt, đi lại, tham quan, mua sắm, giải trí, đến giao thông, thời tiết, điều hướng, quản lý luồng khách và các dữ liệu khác được tích hợp và chia sẻ thông tin trên nền tảng Internet và điện toán đám mây, cộng với sự nghiên cứu và dựa trên những trải nghiệm tâm lý là phần việc của du lịch thông minh, nhằm cung cấp cho khách du lịch các dịch vụ đa dạng, nâng cao trải nghiệm du lịch cho du khách, làm cho trải nghiệm du lịch được cá nhân hóa và chân thực hơn.

        Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng đang làm thay đổi hoàn toàn phương thức tiếp cận, chia sẻ thông tin của khách du lịch. Du lịch thông minh sử dụng công nghệ như điện toán đám mây và Internet vạn vật đẻ tích hợp thông tin về tài nguyên du lịch, kinh tế du lịch, hoạt động du lịch, kịp thời thông tin và cho phép mọi người truy cập thông tin của họ cần để sắp xếp lịch trịnh của họ và họ có thể nhận thức và sử dụng thuận tiện tất cả  các loại thông tin du lịch. Đặc biệt, sự bùng nổ của mạng xã hội và các ứng dụng trên điện thoại di động tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhu cầu của khách du lịch. Theo thống kê, nền tảng công nghệ số và dữ liệu sẽ chi phối tăng trưởng ở khu cự Châu Á – Thái Bình Dương với 80% chuyến đi du lịch được đặt trực tuyến, và 87% thế hệ trẻ cho rằng, điện thoại thông minh là công cụ cần thiết cho du lịch [1]. Việc xây dựng một nền tảng du lịch thông minh được xây dựng công bằng công nghệ khai thác dữ liệu trên cơ sở phân tích các khía cạnh từ ăn uống, sinh hoạt, tham quan, mua sắm, đến giải trí… bằng cách chỉ số đánh giá cụ thể, để có thể cá nhân hóa du lịch một cách tối đa dựa trên những nghiên cứu về tâm lý du lịch… sẽ tối đa dựa trên những nghiên cứu về tâm lý du lịch bền vững.

2.2.2. Du lịch thông minh là xu thế phát triển tất yếu của du lịch Bắc Kạn

      Với bờ biển dài hơn 3.260 km và 11 di sản phi vật thể, 15 di sản văn hóa thế giới, cùng các di sản thiên nhiên, di sản tư liệu, di sản hỗn hợp, công viên địa chất toàn cầu và rất nhiều danh lam thắng cảnh… du lịch Bắc Kạn có tiềm năng rất lớn để phát triển, mang lại hiểu quả kinh tế cao. Không nằm ngoài xu thế của thế giới, du lịch Việt Nam đang tiếp cận nhanh chóng với du lịch thông minh để tạo nên nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, kích thích sự tăng trưởng và phát triển du lịch bền vững. Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển du lịch thông minh, thể hiện rõ nét ở thể chất, chính sách mở đường cũng như tiềm năng thị trường cho phát triển cho phát triển du lịch thông minh, Trong đó:

       Thể chất chính sách là yếu tố rất quan trọng để khai thông, mở đường và tạo điều kiện nền tảng, hàng lang pháp lý cho phát triển du lịch thông minh. Với quyết tâm thúc đẩy mạnh phát triển du lịch thông minh, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã mở ra định hướng chiến lược quan trọng đr triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ tiến tiến cho phát triển ngành di lịch: Ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW, khẳng định quan điểm: ”Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước”. Để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cần phải thực hiện đồng bộ niều giải pháp, trong đó, tất yếu phải đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại. Luật du lịch năm 2017 cũng khẳng định: ”Nhà nước có chính sách trong việc khuyến nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch”. Đặc biệt, trong Chỉ thị số 16/2017/CT-TTg  ngày 04/05/2017 của Thủ Tướng Chính Phủ, lần đầu tiên thuật ngữ ”Du lịch thông minh” được nhắc đến trong một văn bản pháp quy của Việt Nam: ”Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triẻn công nghệ công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thông minh”.       

         Để hỗ trợ hoạt động du lịch, các địa phương của Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất và đưa vào sử dụng nhiều phần mền, tiện ích thông minh. Trong đó, nổi bật nhất các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh. Hà Nội trong năm 2018 đã đưa vào sử dụng 2 phần mền tiện ích thông minh hỗi trợ du khách gồm hệ thống thuyết minh tự động tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám và phần mền hướng dẫn tham quan Hoàng Thành Thăng Long; một số tiện ích về bản đồ, tìm đường, trạm bus, travel guide khác cũng đã được nghiên cứu, sảm xuất và đưa vào sử dụng từ lâu. Đà Nẵng ngoài việc thường xuyên sử dụng các phương pháp marketing điện tử để quảng bá du lịch còn rất quan tâm xây dựng các hệ thống phần mền, tiện ích hỗi trợ du khách như ”DA Nang Tourism”, ”inDaNang”, ”Go!Đà Nẵng”, ”Danang Bus”, Chatbox”Da Nang Fantasticity”, đây là công nghệ được sử dụng đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á (cùng với Singapore ). TP. Hồ Chí Minh đưa vào sử dụng một số trạm thông tin du lịch thông minh; sự dụng phần mền du lịch thông minh “Vibrant Ho Chi Minh city” và một số phần mền tiện ích khác như ”Sai gon Bus”,”Ho Chi Minh City Travel Guide”, ’Ho Chi Minh City Guide and Map”. Ngoài ra, một số địa phương khác như: Hải phòng, Quảng ninh, Ninh Bình, Hưng Yên, Thanh Hóa, Quảng Bình, Cần Thơ…Cũng phối hợp tích cực với các tập đoàn viễn thông để triển khai những dự án du lịch thông minh, sản xuất các phần mền, tiện ích thông minh cho ngành du lịch [2].

        Bên cạnh đó, một yếu tố rất quan trọng tác động trực tiếp đến tâm lý khách du lịch trong và ngoài nước, kích thích sở thích, thúc đẩy động cơ đi du lịch Việt Nam đó là du lịch thông minh đang là thị trường tiềm năng lớn cho du lịch Việt Nam. Theo thống kê của We Are So-cial (wearesocial.com) năm 2018, toàn thế giới có 4,02 tỷ người dùng Internet (chiếm 53%), gần 3,2 tỷ người dùng mạng xã hội, Hơn 5,1 tỷ người dùng điện thoại di động (chiém 68%) trong đó chủ yếu là điện thoại thông minh có kết nối và sử dụng Internet. Ở Việt Nam, với gần 100 triệu dân thì có đến 64 triệu người dùng In-ternet (chiếm 67% dân số), 55 triệu người dùng mạng xã hội (chiếm 57%), Hơn 70 triệu nguời dùng điện thoại di động (chiếm 73%). Điều này cho thấy, tỷ lệ người dân sử dụng Internet và thiết bị thông minh trên thế giới và ở Việt Nam là rất lớn. Đây là tiền đề lớn để Việt Nam phát triển du lịch thông minh. Theo thống kê của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tỷ lệ khách du lịch trong nước đặt phòng khách sạn trực tuyến và đặt tour trực tuyến đạt hơn 60%; tỷ lệ khách du lịch quốc tế sử dụng hai dịch vụ này đạt hơn 75%. Một khảo sát khác với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cho thấy, có tới 71% du khách tham khảo thông tin điểm đến trên Internet; 64% đặt chỗ và mua dịch vụ trực tuýen trong chuyến đi đén Việt Nam[1].

      Ta thấy, khác du lịch đang trực tiếp trở thành những vị ”khác du lịch thông minh” tiềm năng của du lịch Việt Nam. Mặc dù với loại hình du lịch mới này, khách hàng tiềm năng lớn nhưng thị trường du lịch trực tuyến tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Các công ty lữ hành online thương hiệu toàn cầu (như: Agoda.com, booking.com, Traveloka.com, Expedia.com) đang độc chiếm thị trường với khoảng 80% thị phần. Trong khi đó, chỉ có khoảng 10 doang nghiệp Việt Nam kinh doanh du lịch trực tiếp như Ivivu.com, chudu24.com,  mytour.vn, tri-pi.vn,vntrip.vn…[1]. Vì vậy, du lịch thông minh sẽ là” Thị trường màu mỡ” cho các đơn vị kinh doanh du lịch Việt Nam.

  1. Kết luận

      Có thể nóí, du lịch thông minh là sự tích hợp của thế giới công nghệ thông tin và truyền thông mới. Vai trò của du lịch thông minh, các yếu tố thể triển du lịch thông minh, triển vọng phát triển, khiếm khuyết của du lịch thông minh…cần được nguyên cứu ở nhiều góc độ và thúc đẩy nó phát triển. Du lịch là ngành hướng đến sự hài lòng của con người khi sử dụng các dịch vụ du lịch, vì thế, việc ứng dụng tâm lý trong du lịch cần được nghiên cứu một cách khoa học, hệ thống. Để phát triển ngành du lịch thông minh ở Việt Nam, chúng tôi đưa ra một số hàm ý chính sách sau: (1) Chính phủ cần xây dựng một kế hoạch chiến lược nhằm hỗ trợ cho mô hình du lịch thông minh phát triển. (2) Xây dựng hạ tầng cơ sở dữ liệu số, ứng dụng công nghệ thông tin, internet và điện toán đám mây vào trong ngành du lịch trên cơ sở tích hợp các nguồn thông tin từ các vấn đề của du lịch đến giao thông, thời tiết, quản lý luồng khách, điểm đến… (3) Ngành du lịch tập trung đến nghiên cứu tâm lý khách du lịch, sở thích của khách du lịch, sự hài lòng khách du lịch, cá nhân hóa khách  du lịch… nhằm tăng chất lượng dịch vụ du lịch ướng tới sự thỏa dụng cao nhất cho khách du lịch. (4) Nghiên cứu, học tập kinh nghiện từ các quốc gia khác có mô hình du lịch thông minh.

Tài liêu tham khảo

  1. Phạm Thị Thùy Linh (2020), “Du lịch thông minh – Xu hướng phát triển tất yếu của ngành Du lịch Việt Nam”, Tạp chí Công thương, https//www.tapchi-congthuong.vn/bai-viet/du-lich-thong-minh-xu-huong-phat-trien-tat-yeu-cua-nganh-du-lịch-viet-nam-71954.htm,ngày 25/5/2020.
  2. Cao Thị Phương Thủy, Ngyễn Thị Hương(2021), ”Phát triển du lịch thông minh ở Viẹt Nam trong bối Cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí Tài chính, kỳ 2 tháng 5/2021.
  3. Ardito,L., Cerchione, r., Del Vecchio, P., and Raguseo, E. (2019). Bid Data in Smart Tourism: Chal-lenges, Issues, and Opportunities. Milton Park: Taylor and Francis 124-131.
  4. Skavronskaya, L., Moyke, B., Scott, N., and Kralj, A.(2020c). The psychology of novelty in memorable tourism experiences. Curr. Issues Tour. 23,2683-2689. Doi: 10.1080/13683500.2019.1664422

Để lại một bình luận