liêng - cào tố - lieng 3 cây - Nền tảng cá cược tốt

Quản trị hệ thống, Author at liêng - cào tố - lieng 3 cây - Trang 65 trên 66

Ks. Phí Hồng Hải – Phó giám đốc phụ trách

PhiHongHai
Ks. Phí Hồng Hải

Phó giám đốc phụ trách: Kỹ sư Phí Hồng Hải
Điện thoại: 0912821321
Email: [email protected]
Chức năng:
Tham mưu và giúp Ban Giám hiệu thực hiện công tác tuyển sinh và tư vấn việc làm theo quy định của pháp luật; tổ chức đào tạo các nghề ngoài chỉ tiêu ngân sách Nhà nước cấp. Cầu nối giữa nhà trường với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo và việc làm.
Nhiệm vụ:
– Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển sinh các trình độ đào tạo.
– Chủ trì tổ chức tuyển sinh đảm bảo chỉ tiêu được giao hàng năm. Tổ chức tuyên truyền tư vấn tuyển sinh, tiếp nhận hồ sơ đăng ký học nghề và hoàn thiện hồ sơ học sinh, sinh viên trước khi bàn giao cho bộ phận quản lý HSSV.
– Tổ chức đào tạo các nghề ngắn hạn ngoài chỉ tiêu ngân sách. Tổ chức dạy ngoại ngữ và giáo dục định hướng xuất khẩu lao động.
– Đầu mối quan hệ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong hoạt động đào tạo của Nhà trường, tìm đầu ra cho học sinh, sinh viên (bao gồm cả xuất khẩu lao động).
– Tổ chức thực hiện công tác thông tin về học nghề, lao động và việc làm. Tổ chức tư vấn và giới thiệu việc làm cho thanh niên, học sinh, sinh viên.
– Quản lý website nhà trường. Chủ trì phối hợp với các đơn vị phòng khoa, đoàn thể cập nhật thường xuyên, kịp thời mọi thông tin liên quan đến công tác tuyển sinh, tư vấn việc làm và các hoạt động khác của Nhà trường trên website.
– Phối hợp với Phòng Đào tạo và Phòng Công tác Chính trị – Học sinh sinh viên trong công tác mở ngành, bậc, hệ đào tạo phù hợp với tình hình nhu cầu xã hội từng năm. Khảo sát các nhu cầu đào tạo của xã hội và đề xuất mở thêm ngành nghề, phương thức đào tạo mới.
– Chủ trì tổ chức Hội nghị Tuyển sinh hàng năm để tổng hợp báo cáo kết quả công tác tuyển sinh.
– Tư vấn học nghề, hướng nghiệp cho người học nghề. Tư vấn cho người học nghề về lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng, về kỹ năng thi tuyển, về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong và ngoài nước, tư vấn về chính sách, pháp luật lao động và quan hệ lao động cho người lao động, người sử dụng lao động.
– Phối hợp với phòng Đào tạo, các khoa: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, phát triển kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên; tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp; phối hợp xây dựng và phát triển chương trình dạy nghề sát thực với nhu cầu doanh nghiệp.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Ban giám hiệu.

Thư ngỏ

Trường Cao đẳng nghề Dân tộc nội trú Bắc Kạn gửi lời chào tới các em học sinh tốt nghiệp THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Trường Cao đẳng nghề Dân tộc nội trú Bắc Kạn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn với chức năng đào tạo đa ngành nghề với 3 cấp trình độ Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp. Nhà trường được đầu tư từ nhiều nguồn vốn của Nhà nước và nước ngoài với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ giáo viên đủ năng lực tâm huyết với nghề nghiệp. Mục tiêu đào tạo của Nhà trường là: Nhà trường gắn với Doanh nghiệp, đào tạo gắn liền thực tiễn, học nghề gắn với việc làm.

Trong bối cảnh Đất nước ta hiện nay việc lựa chọn chương trình học là rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai, thời gian, kinh tế của người học, gia đình và xã hội, với quan điểm đào tạo chúng tôi muốn chia sẻ những thông tin nhằm giúp các em có sự lựa chọn đúng đắn cho bản thân.

Theo số liệu quý IV năm 2016 của Bộ lao động TB&XH và Tổng cục thống kê cho thấy cả nước có 218.800 người trình độ đại học trở lên thất nghiệp. Vì từ nhận thức phải vào được Đại học mới là thành công nên nhu cầu đi học đại học là rất lớn dẫn đến nước ta hiện nay xảy ra thực trạng thừa thầy thiếu thợ rất trầm trọng. Do đó cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp của trình độ Cao đẳng và Trung cấp là rất cao vì lao động có tay nghề, đã qua đào tạo là rất thiếu, mức lương bình quân từ 7 đến 10 triệu/tháng, đặc biệt với người dân tỉnh Bắc Kạn đa số là dân tộc thiểu số có điều kiện hoàn cảnh khó khăn thì mức thu nhập này là đảm bảo việc thoát nghèo, phát triển làm giàu bền vững.

Khi lựa chọn việc học tập ngoài sở thích cần căn cứ vào 3 yếu tố chính :

– Lực học của bản thân – Điều kiện kinh tế gia đình – Nhu cầu của thị trường lao động.

Quan điểm của Nhà trường: Làm Thầy hay làm Thợ không quan trọng, miễn là có việc làm và thu nhập.

Như vậy hiện nay có một số em học xong THPT đi làm ngay ở các Công ty có phù hợp không?

Thứ nhất, với trình độ văn hóa 12/12 thì vẫn là lao động phổ thông (chưa qua đào tạo nghề nghiệp) sẽ được trả mức lương thấp, chế độ quyền lợi không đảm bảo, không được xếp bậc lương cụ thể, vị trí việc làm không ổn định, không có cơ hội tiến thân. Đặc biệt lãng phí tiền của gia đình đầu tư cho 12 năm học.

Thứ hai, từ những hạn chế nêu ở điều thứ nhất rồi các em sớm muộn cũng quay trở về địa phương trong hoàn cảnh vẫn chỉ là lao động phổ thông, không có kỹ năng tay nghề… thì sẽ khó có cơ hội việc làm.

Thứ ba, trong trường hợp các bạn có cơ hội làm một công việc nào đó ngay hoặc tự tạo việc làm tại địa phương (tại UBND xã hoặc công ty), đến khi yêu cầu phải có trình độ chuyên môn, nếu lúc này mới đi học sẽ khó khăn hơn vì có thể bạn xây dựng gia đình hoặc nhiều áp lực khác về thời gian dẫn đến bạn sẽ mất cơ hội (Trường hợp này thực tế đã xảy ra nhiều).

Từ đó các bạn có thể trả lời được câu hỏi này, có nên tiếp tục đi học không, học cái gì để phù hợp với bản thân và theo nhu cầu của xã hội? Chắc chắn các bạn nên đi học Cao đẳng hoặc Trung cấp nhằm tạo cho mình có một nghề để kiếm tiền, tạo cho mình cơ hội việc làm để bớt đi nỗi khó khăn của Bố mẹ từ đó đi lên làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

Khi học tại trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn các em được hưởng rất nhiều các ưu đãi của Nhà nước cũng như của Nhà trường.

+ 100% mức tiền lương cơ sở/tháng (1.210.000đ) đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật;

+ 80% mức tiền lương cơ sở/tháng (968.000đ) đối với học sinh, sinh viên tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú; học sinh, sinh viên người dân tộc Kinh là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

+ 60% mức tiền lương cơ sở /tháng (726.000đ) đối với học sinh, sinh viên người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

+ Giảm 70% học phí cho người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

+ Miễn học phí cho người tốt nghiệp THCS học tiếp lên trình độ Trung cấp.
Ngoài ra còn được hưởng các khoản hỗ trợ khác theo quy định.

Hiện nay Trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn thường xuyên liên kết với các Công ty, Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để giới thiệu việc làm miễn phí trong tỉnh, ngoài tỉnh hoặc xuất khẩu lao động cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Đến thời điểm này đã phối hợp với trên 20 Công ty, doanh nghiệp. Đơn cử một số đơn vị sau:

– Công ty lắp máy LILAMA 69 -1; 69-3. Công ty Hon đa Việt Nam. Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam. Công ty Cổ phần phát triển nhân lực Hàn Việt Nhật….

– Các trang trại chăn nuôi, các xưởng cơ khí, các cửa hàng kinh doanh trong và ngoài tỉnh…

Một số ít các bạn có cơ hội làm việc tại cơ quan Nhà nước.hoặc các em có thể tự mở xưởng cơ khí, tổ đội sản xuất, đội lắp đặt điện dân dụng, cửa hàng kinh doanh đồ điện, trang trại chăn nuôi, cửa hàng thuốc thú y tại địa phương…

Chúc các em có sự lựa chọn đúng đắn cho tương lai.

Trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn cam kết đảm bảo
mọi quyền lợi chính đáng của người học.

BẢNG TỔNG HỢP KẾT HỌC TẬP TOÀN KHOÁ HỌC

>>Click tệp đính kèm để xem thông tin chi tiết tại đây:

Lớp Chế biến món ăn  

Lớp cắt gọt kim loại  

Lớp cắt gọt kim loại   

Lớp Công nghệ Ô tô  

Lớp Công nghệ Ô tô  

Lớp Điện Công nghiệp   

Lớp Điện Công nghiệp  

Lớp Khuyến nông lâm  01 + 02 – K11 (CĐ)  

Lớp TC – KNL/K13; nghề Khuyến nông lâm (Na Rì) 

Lớp Khuyến nông lâm  03 – K11 (BaBể) 

Lớp KNL01 – K13; nghề Khuyến nông lâm  (Chợ Đồn) 

Lớp CĐ – Th.Y 01/ K1; nghề: Thú y 

Lớp TC – Th. Y 01A K13; nghề: Thú y  

Lớp Thú y 01 – K13, nghề: Thú y – Chăn nuôi (Chợ Mới) 

Ghi chú: mọi thắc mắc vui lòng liên hệ phòng đào tạo trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn ĐT: 02093.878.392

Phòng Nghiên cứu khoa học & Hợp tác quốc tế tổ chức hội thảo “Tham vấn Quy định đánh giá, chấm điểm thực tập tại doanh nghiệp và khóa luận tốt nghiệp”

Với mong muốn thống nhất về nhận thức trong việc vận dụng sáng tạo yêu cầu đổi mới trong công tác đào tạo phù hợp với các quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp (GDNN ). Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh – sinh viên (HSSV) đáp ứng các chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, từng bước HSSV được rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, khả năng làm việc độc lập và sáng tạo, góp phần xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của địa phương, xây dựng mối tương quan giữa nhu cầu đào tạo và thực tiễn phù hợp với Kế hoạch chiến lược phát triển trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn; Giúp sinh viên học sinh năm cuối có được hành trang vững chắc bước vào kỳ thi tốt nghiệp, bảo vệ khóa luận tốt nghiệp (KLTN), định hướng nghề nghiệp và tự tin hơn trong cuộc sống. Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, ngày 26/4/2017 Phòng NCKH&HTQT đã tổ chức thành công hội thảo “Tham vấn Quy định đánh giá, chấm điểm thực tập tại doanh nghiệp và khóa luận tốt nghiệp” tại Hội trường phòng B.

BLONG-KLTN
Ảnh: Toàn cảnh buổi Hội thảo

Hội thảo có sự tham gia của 24 thầy cô giáo bao gồm đại điện lãnh đạo và giáo viên các Phòng, Khoa: Đào tạo, NCKH & HTQT, KT-TC, Khoa KHCB, Khoa Nông lâm, Khoa Điện, Khoa Cơ khí;10 HSSV đại diện các lớp: Thú y 03 –K13, Thú y cao đẳng – K1, Thú y 02 – K12, ĐCN – K13, CĐOTÔ –K1, Thú y 02 –K13. và các nghề Công nghệ ô tô, thú y, Điện công nghiệp chuẩn bị ra trường.
Nội dung Hội thảo bàn luận, lấy ý kiến đóng góp với bản dự thảo với 03 nội dung chính:
Thứ nhất: Quy định đánh giá, chấm điểm thực tập tại doanh nghiệp và khóa luận tốt nghiệp.
Thứ hai: Đánh giá kết quả thực tập của HSSV khi thực tập tại doanh nghiệp.
Thứ ba: Khóa luận tốt nghiệp

TIẾN-KLTN
Ks. Lý Quang Tiến – Trưởng phòng Đào tạo phát biểu ý kiến

Hội thảo thu hút được nhiều quan tâm và thảo luận của quý thầy cô xung quanh các vấn đề: Quy cách trình bày KLTN; Điểm đánh giá KLTN; Tiêu chuẩn giáo viên hướng dẫn và chấm KLTN; Trách nhiệm và quyền lợi khi làm KLTN; Xây dựng mẫu chung về đề cương KLTN…
Sinh viên Nông Văn Chung đại diện cho nhóm nghề Thú y đã mạnh dạn nói lên những khó khăn và muốn được giải đáp về điều kiện để HSSV được nhận thực hiện KLTN.

học-sinh-thú-y
Sinh viên Nông Văn Chung lớp CĐ K1 – Thú y phát biểu ý kiến

Tại hội thảo, rất nhiều ý kiến đã được trình bày, các vấn đề chia sẻ kinh nghiệm cho HSSV cuối khóa về cách thức báo cáo khóa luận và thi tốt nghiệp đạt hiệu quả cao, những thuận lợi và thách thức đối với HSSV mới tốt nghiệp ra trường hay giải đáp thắc mắc kiến thức học tập trong trường áp dụng gì trong thực tiễn công việc… của các thầy cô giáo, các cựu sinh viên đã từng học tập tại trường và đang tham gia thực tiễn công tác. Đặc biệt là ý kiến chia sẻ của ThS. Vũ Tố Uyên – P. Trưởng khoa phụ trách khoa Điện, khoa đầu tiên đánh giá tốt nghiệp học sinh bằng KLTN từ năm 2009 đến nay được 03 lớp, những chia sẻ đã giúp HSSV có được những thông tin và kinh nghiệm hữu ích, góp phần chuẩn bị hành trang vững chắc đối với HSSV khi ra trường.

UYÊN-KLTN
ThS. Vũ Tố Uyên – Phó. Trưởng khoa phụ trách khoa Điện chia sẻ kinh nghiệm với HS-SV

Với chủ trương nằm trong định hướng chiến lược phát triển nhà trường, việc nâng cao chất lượng của công tác nghiên cứu khoa học nói chung đang là một vấn đề được trường rất quan tâm. Việc áp dụng hướng dẫn KLTN cho HSSV đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn.
Thông qua các ý kiến đóng góp của thầy cô, HSSV cũng như phần thảo luận của các thành viên tham gia hội thảo, đã có nhiều ý kiến, kiến nghị được đưa ra và đi đến thống nhất cao 03 nội dung nêu trên. Trên cơ sở các vấn đề đã thống nhất, Phòng NCKH-HTQT tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện Quy định, báo cáo Ban Giám hiệu cho ý kiến và trình Hiệu trưởng ký ban hành trong tháng 5/2017.

Bài viết: Nguyễn Thảo – Thanh Hảo

TẠO ĐÀM CHỌN NGHỀ NGHIỆP – SÁNG TƯƠNG LAI

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 15 năm thành lập trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn 4/4/2002 – 4/4/2017. Ngày 24/3/2017 Khoa cơ khí tổ chức buổi tọa đàm chủ đề Chọn nghề nghiệp – sáng tương lai.

Mục đích tạo cơ hội cho các học sinh sinh viên thuộc khoa có cơ hội được gặp gỡ trao đổi và học hỏi kinh nghiệm các lớp đàn anh đi trước là những cựu học sinh sinh viên đã học tại trường. Là cơ hội để Khoa được tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chia sẻ các ý kiến về phối hợp giữa nhà trường và các Doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề.

Tới dự với buổi tọa đàm có Đ/c Hoàng Vi Chinh phó hiệu trưởng – Phụ trách đào tạo; Đ/c Lý Quang Tiến Trưởng phòng đào tạo; Đại diện các doanh nghiệp về lĩnh vực Cơ Khí, otô trên địa bàn tỉnh; Các cựu học sinh sinh viên đã học tại trường cùng toàn thể giáo viên và học sinh sinh viên trong Khoa.

Chinh
Đ/c Hoàng Vi Chinh phó hiệu trưởng – Phụ trách đào tạo phát biểu khai mạc buổi tọa đàm

 

binh
Đ/c Bùi Thanh Bình Phó trưởng khoa phụ trách Khoa cơ khí giới thiệu quá trình 15 năm xây dựng và phát triển nhà trường, các ngành nghề thuộc Khoa đào tạo

Tại buổi tọa đàm Đ/c Đỗ Tiến Hưng Giám đốc doanh nghiệp Cơ khí Phượng Hưngđại diện cho các doanh nghiệp cơ khí trên địa bànphát biểu chúc mừng những thành tựu đạt được của nhà trườngtrong những năm qua. Đ/c cũng chia sẻ Doanh nghiệp sẵn sàng tiếp nhận các học sinh sinh viên đang học tại trường ra thực tập và làm việc tại Doanh nghiệp. Sẵn sàng phối hợp với nhà trường về các lĩnh vực điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp với thị trường nếu được nhà trường mời tham gia. Các học sinh sinh viên đang học tại trường cũng đặt ra các câu hỏi về tiêu trí, nhu cầu tuyển dụng của các Doanh nghiệp.

IMG_2017
Đ/c Đỗ Tiến Hưng Giám đốc Doanh nghiệp cơ khí Phượng Hưng phát biểu ý kiến tại buổi tọa đàm

Cũng tại buổi tọa đàm các cựu học sinh đã học tập tại trường cũng chia sẻ thêm các cơ hội và thách thức sau khi tốt nghiệp ra trường, những khó khăn gặp phải trong quá trình tự thân lập nghiệp. Đây là buổi tọa đàm đầy ý nghĩa cơ hội để cho các Doanh nghiệp chia sẻ về những vấn đề còn thiếu của học sinh sinh viên mới ra trường. Là cơ hội để học sinh sinh viên tiếp cận với các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng lao động và trao đổi kinh nghiệm với các cựu học sinh đã học tập tại trường. Các giáo viên trong khoa cũng tự nhận thấy cần phải thay đổi cách thức giảng dạy sao cho phù hợp nhất từ đó có các đề xuất tới khoa về điều chỉnh chương trình giáo trình cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội.

Bài viết: Thanh Bình