liêng - cào tố - lieng 3 cây - Nền tảng cá cược tốt

Quản trị hệ thống, Author at liêng - cào tố - lieng 3 cây - Trang 66 trên 68

Nội dung chia sẻ tại Trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn nhân dịp kỷ niêm 15 năm thành lập Trường

Nguyễn Văn Tú
Công ty Cổ phần Lilama 69 – 1
[email protected]

Thưa quý vị đại biểu, các vị khách quý!
Hôm nay, tôi rất vinh dự được tham dự buổi lễ kỷ niệm 15 năm thành lập trường Cao đẳng nghề Dân tộc Nội trú Bắc Kạn thay mặt các khách mời trong chương trình, tôi xin gửi lời chào trân trọng đến các quý đại biểu, các vị khách quý. Quý Thầy cô cùng các em học sinh sinh viên của trường.
Như các quý vị đã biết: Bằng cấp – việc làm vẫn luôn là những chủ đề “nóng” trong cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay. Thông qua buổi giao lưu này, tôi muốn chia sẻ phần nào những thông tin hữu ích đến các em học sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh, nhà trường qua đó phần nào giúp được các em học sinh, các bậc phụ huynh có định hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn trường học và địa chỉ làm việc cho mình, con em mình sau khi tốt nghiệp , để góp phần giảm tình trạng thất nghiệp, học nhầm trường, nhầm ngành, nhầm nghề, hoặc Đào tạo liên thông ngược ( có nghĩa là Tốt nghiệp Đại học rồi, không đáp ứng được yêu cầu công việc của Doanh nghiệp, quay lại làm công nhân)… như nhiều bạn trẻ mắc phải như hiện nay.
Thưa quý vị đại biểu, các vị khách quý!
Tôi nhận được từ Ban tổ chức 8 câu hỏi, vì thời gian có hạn (khoảng 15-25 phút) , nhưng tôi sẽ cố gắng trả lời hết tất cả các câu hỏi mà Ban tổ chức đưa ra, trên tinh thần trách nhiệm cao nhất. Nếu các bạn có thêm những câu hỏi khác xin gửi về cho Ban tổ chức, tôi sẽ trả lời sau.
Câu hỏi 1 (3 phút): Xin ông cho biết hiện nay tỷ lệ lao động với trình độ càng cao ví dụ Đại học trở lên thì thất nghiệp càng nhiều hoặc nếu có việc thì thường là những công việc đơn giản không liên quan gì đến bằng cấp học?
Đây là một câu hỏi rất hay, tôi xin chia sẻ như sau:
Theo số liệu thống kê những năm liên tiếp gần đây, số lượng Sinh Viên tốt nghiệp Đại học thất nghiệp ngày càng nhiều.Trong năm 2017, con số này dự báo là 200.000 người. Những tấm bằng Tốt nghiệp cử nhân, đại học, Thạc Sỹ là niềm khát khao của không biết bao nhiêu học sinh, gia đình thì bây giờ lại trở thành nỗi ám ảnh. Điều đó có thể khẳng định rằng, Bằng cấp không đảm bảo cho người học có cơ hội tìm kiếm việc làm , có vị trí xứng đáng.
Nguyên nhân ở đâu? Theo tôi có một số nguyên nhân chính như sau:
Thứ nhất, dự báo về nguồn cung cầu nhân lực hiện nay của các cơ quan chức năng chưa sát với thực tế, dẫn đến tình trạng đào tạo Đại Học tràn lan.
Thứ hai, Công tác tư vấn hướng nghiệp cho các em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường chưa hiệu quả. Đặc biệt là những người được giao làm công tác tư vấn nghề nghiệp còn hạn chế về kiến thức, chuyên môn, dẫn đến hiệu quả trong công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh không cao. Đội ngũ này cần phải được đào tạo thêm nghiệp vụ.
Thứ ba, cơ cấu trình độ đào tạo nguồn nhân lực chưa phù hợp với cơ cấu sử dụng nhân lực.
Thứ tư, tâm lý theo đám đông của các học sinh và phụ huynh khi chọn nghề nghiệp không căn cứ vào khả năng, trình độ thực tế của bản thân, điều kiện kinh tế của gia đình để lựa chọn nghề nghiệp.
Ngoài ra, còn có thể có nhiều nguyên nhân khác.
Câu hỏi 2 (2 phút): Sự quan tâm về Sinh viên trình độ Cao đẳng, Trung cấp của Doanh nghiệp như thế nào để tạo cơ hội việc làm sau học nghề nói cách khác là nhu cầu về Cao đẳng, Trung cấp như thế nào?
– Công ty rất quan tâm đến đối tượng này. Đây là nguồn lực chủ yếu của Công ty.
– Hiện tại cơ cấu nhân lực của Lilama 69-1 như sau:Tổng số 3000 CBCNV, Trong đó: Nguồn lao động gián tiếp gần 300 người chỉ chiếm 10-15%. Nguồn lao động trực tiếp 2700 người chiếm 85-90%.
– Hàng năm, tỷ lệ Công nhân xin nghỉ việc, không phù hợp với nghành nghề đào tạo, không đáp ứng được yêu cầu của Doanh nghiệp chiếm khoảng 15-20% tức là khoảng 500 – 600 lao động trực tiếp. Đây chính là số lao động mà Công ty thiếu hụt cần phải bổ sung hàng năm.
– Vào cuối tháng 12 hàng năm, Công ty Lilama 69-1 có lập bảng kế hoạch sử dụng nhân lực cho năm sau. Các nghành nghề phù hợp với Công ty: Cơ khí chế tạo, lắp đặt thiết bị, thợ cầu chuyển, thợ hàn, thợ điện, thợ sơn…vv.vv.
Câu hỏi 3 (3- 5 phút): Khi phỏng vấn tuyển dụng phía Công có những yêu cầu gì với các ứng viên? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức lương khi vào làm việc tại Công ty?
– Yêu cầu chung của Doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động đó là:
+ Chọn người thật,việc thật. Có nghĩa là các bạn phải đáp ứng được yêu cầu của Doanh nghiệp.
+ Không quan tâm nhiều đến bằng cấp. Ví dụ: Các bạn có bằng cấp là Cử nhân, Kỹ sư ( Bằng là thật nhưng là học giả, không tương xứng với những gì mà ghi trong bằng cấp được công nhận ) thì chắc chắn sẽ không tồn tại được ở môi trường làm việc là : Công ty tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,( Mô hình các doanh nghiệp loại này chiếm đa số, chiếm hơn 70% tổng số các Doanh nghiệp) còn các khối doanh nghiệp nhà nước, cơ quan công quyền, các bạn muốn vào được phải dựa và rất nhiều các mối quan hệ. Cá nhân tôi nghĩ rằng trong vòng 1-2 năm nữa cũng phải theo xu hướng này.
+ Các bạn cũng cần phải lưu ý rằng, dù có làm ở môi trường Doanh nghiệp nào đi chăng nữa, nếu bạn không có thực lực, chắc chắn bạn sẽ không thể phát triển nghề nghiệp được.
– Yêu cầu cụ thể khi tuyển dụng:
+ Có sức khỏe tốt, có tinh thần trách nhiệm, khả năng làm việc nhóm, thích nghi với sự thay đổi môi trường làm việc liên tục.
– Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức lương khi làm ciệc ở Công ty.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác trả lương như: Năng suất lao động, chất lượng sản phẩm hoàn thành, thời gian làm việc. Theo quy chế lương hiện tại của Công ty đang áp dụng thì : Năng suất lao động là yếu tố quyết định đến thu nhập của CBCNV bởi vì Công ty đang áp dụng quy chế khoán sản phẩm đến các đơn vị sản xuất, tổ đội sản xuất và đến cá nhân người lao động.
Câu hỏi 4 (3-5 phút): Hiện nay như tôi được biết đa số Doanh nghiệp có ý kiến rằng đa số sinh viên khi ra trường nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu công việc của Doanh nghiệp Ông nghĩ gì về vấn đề này?
– Chưa hoàn toàn chính xác. Thực tế có nhiều trường dạy nghề có chất lượng đào tạo tốt. Các trường này tập trung đào tạo các nghề trọng điểm quốc gia như nghề Hàn, Động lực, Ô tô, Điện…vv…Có rất nhiều trường có học sinh đoạt giải cao trong các kỳ thi tay nghề quốc gia, khu vực Asean, Châu Á, cũng như trên thế giới. Tuy nhiên số lượng học sinh này cũng không nhiều.
– Tuy nhiên, trong thực tế một phần không nhỏ số học sinh khi tốt nghiệp ra trường chưa đáp ứng được ngay yêu cầu của Doanh nghiệp bởi vì: Tiêu chí của mỗi Doanh nghiệp một khác. Nhà trường không thể chạy theo được. Quan trọng là có định hướng cho công tác Đào tạo rõ ràng. Học đi đôi với hành, liên kết với các Doanh nghiệp để đáp ứng đầu ra. Cái thiếu sót chính của các bạn trẻ đó là thiếu kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, khả năng phối hợp làm việc theo nhóm.
Câu hỏi thứ 5 (3-5 phút): Các Doanh nghiệp chủ yếu tuyển dụng khi sinh viên chuẩn bị ra trường nên chưa gắn chương trình đào tạo với thị trường. Vậy để sinh viên ra trường đáp ứng ngay với Công việc thì phía Doanh nghiệp có thể hợp tác với Nhà trường từ khi tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp (Đào tạo có địa chỉ) Theo Ông có phù hợp không?
– Câu trả lời của tôi là phù hợp và cần thiết bởi vì:
+ Cốt lõi căn bản của công tác đào tạo nghề đó là ĐÀO TẠO KỸ NĂNG LÀM VIỆC CHO NGƯỜI HỌC. Để đào tạo kỹ năng cho người học, các nhà trường rất cần phải gắn kết với các Doanh nghiệp từ việc xây dựng chuẩn chương trình đào tạo ( Đầu vào) và đầu ra ( Nhận việc làm) gắn liền với sự thay đổi, phải triển của Doanh nghiệp, kết hợp với việc kiểm tra đánh giá thường xuyên.
+ Khi Nhà trường gắn kết với Doanh nghiệp, không những phát huy được hết các trang thiết bị đã có sẵn trong Doanh nghiệp để hình thành nên các kỹ năng nghề nghiệp, dần dần hình thành nên kinh nghiệm mà còn có cơ hội làm quen với môi trường làm việc sau này ra trường. Học xong đáp ứng được ngay nhu cầu của Doanh nghiệp, giảm đi sự lãnh phí rất nhiều.
+ Tuy nhiên, để việc liên kết giữa Nhà trường và Doanh nghiệp không mang tính hình thức, đạt hiệu quả cao thì điều kiện Tiên quyết phải có đó là sự quyết tâm cao nhất của Lãnh đạo phía Nhà trường và Lãnh đạo phía Doanh nghiệp vì mục tiêu chung, vì sự hợp tác đôi bên cùng có lợi. Vì thế phía Nhà trường cần phải có bộ phận là Công tác Quan hệ với doanh nghiệp và ngược lại, Doanh nghiệp cần phải có bộ phận làm Công tác với các nhà cung ứng nhân lực. Sự liên kết giữa 2 nhân tố này là một quá trình biện chứng trong công tác đào tạo, phát triển, sử dụng nguồn nhân lực.
Câu hỏi 6 (5 phút): Em học chuyên ngành Cơ khí muốn làm việc tại Công ty thì xin anh mô tả các công việc, các chế độ để em được biết và hồ sơ cần những gì?
– Công ty có 3 nghành nghề chủ yếu:
Một là, Lắp đặt các nhà máy Nhiệt điện, các nhà máy lọc hóa dầu, các nhà máy hóa chất, các công trình Công nghiệp.
Hai là, Sửa chữa, duy tu bảo dưỡng Tuabin, máy phát, lò hơi, …vv..vv của các nhà máy Nhiệt điện, các nhà máy lọc hóa dầu, các nhà máy hóa chất, các công trình Công nghiệp.
Ba là, Gia công chế tạo thiết bị cơ khí, phục vụ lắp đặt trong nước và xuất khẩu.
– Các chế độ được hưởng:
+ Công ty Lilama 69-1 là Doanh nghiệp Cổ phần, nhà nước chiếm 51% vốn. Vì vậy mọi chế độ của CBCNV trong Công ty đều được tuân thủ theo quy định của Nhà nước và Pháp luật hiện hành.
+ Ngoài ra, do đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty đó là làm theo các Dự án, các Công trình nên ngoài việc thực hiện theo các quy định của Nhà nước hiện hành, Công ty còn có những quy định riêng phù hợp với việc SXKD của Công ty như: Bố trí chỗ ăn, ở cho tất cả CBCNV tại các Công trình, dự án. Hàng ngày đi làm có xe đưa đón hàng ngày, ngày Tết cũng được Công ty đưa đưa đón về quê với gia đình miễn phí.

hồ sơ tuyển dụng
Câu hỏi 7 (5 phút) : E thấy các thông tin thường các công ty ưu tiên muốn ứng viên có kinh nghiệm vài năm. Với những người mới tốt nghiệp thì làm thế nào để vượt qua yêu cầu này?
– Công ty nào cũng muốn tuyển dụng được những người đã có kinh nghiệm.Tuy nhiên tôi cũng muốn làm rõ khái niệm thế nào là Kinh nghiệm để các bạn hiểu:
– Đầu tiên, tôi xin khẳng định, các bạn trẻ đang hiểu từ Kinh nghiệm làm việc ở đây đồng nghĩa với việc gắn liền với số năm làm việc, cách hiểu như vậy là sai.
+ Ví dụ : Một vận động viên bóng đá nổi tiếng thế giới như Messi, Ronaldo thì khả năng, kinh nghiệm về đá bóng thì không ai vượt qua họ được. Họ có thời gian chơi bóng chuyên nghiệp hơn 10 năm. Nhưng nếu 2 cầu thủ này về công ty tôi làm việc, giao cho họ đì Hàn kết cấu thép, lắp đặt thiết bị thì kinh nghiệm của họ bằng Không. Thậm chí khi làm những công việc này thậm chí không giỏi bằng các bạn.
+ Vì thế khi các bạn đi xin việc, nếu nhà tuyển dụng yêu cầu cần phải có Kinh nghiệm thì các bạn cũng cần phải biết Nhà tuyển dụng muốn đòi hỏi các bạn Kinh nghiệm ở đây là kinh nghiệm gì? Các bạn phải chứng minh cho các nhà tuyển dụng biết được những kinh nghiệm thực tế của mình. Mỗi Doanh nghiệp có sự đòi hỏi Kinh Nghiệm khác nhau.
Tiếp theo, tôi muốn chia sẻ với các bạn rằng: Nếu nói về Học sinh và Sinh viên mới ra trường không có Kinh nghiệm là không đúng: Bời vì: Trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường, ngoài việc học tập ở trên lớp ra, các trường đều có chương trình hoạt động phong trào, xã hội, hoạt động tập thể, đi trải nghiệm thực tế tại các Doanh nghiệp, nhiều bạn còn đi làm thêm khi còn đi học đó là những Kinh nghiệm rất quý báu về vốn sống , kinh nghiệm thực tế rất quý báu cho các bạn sau này.
– Cuối cùng, yếu tố Kinh nghiệm là rất quan trọng nhưng không phải là tất cả, hiện tại Công ty chúng tôi vẫn thường xuyên tổ chức chương trình Đào tạo nhân viên mới. Mục đích để giúp các bạn mới vào làm việc tại Công ty có thể hòa nhập được nhanh nhất với văn hóa của công ty. Điều quan trọng nhất vẫn là ở chính các bạn. Các bạn cần phải có thái độ tích cực, chủ động, trau rồi kiến thức và rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết.
Câu hỏi 8 (3 phút): Các thông tin tuyển dụng phía công ty thường đăng ở đâu và nguồn nào đáng tin cậy để sinh viên tìm kiếm thông tin?
– Trang Website của Công ty: //lilama69-1.com.vn
– Địa chỉ email Phòng TCNS: [email protected]
– Địa chỉ gửi hồ sơ qua Bưu điện: Bộ phận tuyển dụng: Phòng TCNS Công ty Cổ Phần Lilama69-1, Địa chỉ 17 Lý Thái Tổ, Thành Phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh
– Địa chỉ cá nhân: Nguyễn Anh Tú: Phòng TCNS Công ty Cổ Phần Lilama69-1, Địa chỉ 17 Lý Thái Tổ, Thành Phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh.Email : [email protected], Điện thoại : 097.331.6336.
– Các tờ rơi, thông báo tuyển dụng có chữ ký và đóng dấu đỏ của Tổng giám đốc công ty. Thời gian hiệu lực từ 30 ngày trở lại.
– Liên hệ trực tiếp với bộ phận quan hệ với Doanh nghiệp của nhà trường, sau đó bộ phận này sẽ liên hệ với Công ty Lialams 69-1.
Cuối cùng, Tôi xin chúc các quý vị đại biểu, các vị khách quý mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc các em sau khi ra trường sẽ lựa chọn được công việc phù hợp với bản thân mang lại nguồn thu nhập chính đáng để đảm bảo cho cuộc sống hiện tại và tương lai sau này.
Trân trọng cảm ơn tất cả các quý vị đã lắng nghe những chia sẻ của tôi!

Nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông trong học sinh, sinh viên tỉnh Bắc Kạn

CN. Hoàng Thị Hương – Phòng Đào tạo
Email: [email protected]

Hiện nay, an toàn giao thông là một vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Theo số liệu thống kê của Ban ATGT tỉnh Bắc Kạn trong 2 tháng đầu năm 2018 lực lượng chức năng toàn tỉnh đã phát hiện 1.027 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, chỉ tính trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất trên địa bàn tỉnh xảy ra 02 vụ tai nạn giao thông đường bộ làm chết 01 người, bị thương 03 người.

Điều đáng buồn tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm Luật Giao thông đường bộ đang có xu hướng gia tăng. Đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có giải pháp thực sự hiệu quả cũng như chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để kìm giữ, hạn chế tình trạng trên. Chính vì vậy, việc nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông trong học sinh, sinh viên đòi hỏi phải thường xuyên, liên tục.

Vào những giờ tan học, không khó để bắt gặp cảnh tượng học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Trên khắp các tuyến đường của Thành phố Bắc Kạn nơi có các trường học, nhiều học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, lạng lách, đánh võng, đi dàn hang ngang, dừng đỗ xe dưới lòng đường, vừa đi xe vừ nghe điện thoại… Những hành vi này dẫn đến các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc, gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Vậy, học sinh, sinh viên chúng ta cần phải làm gì để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông?

1. Đội mũ bảo hiểm đúng cách khi tham gia giao thông

đội mũ bảo hiểm
Bốn bước đội mũ bảo hiểm đúng cách khi tham gia giao thông

2. Khi tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. Người điều khiển và người ngồi trên xe máy, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm khi lưu thông trên đường.

3. Thực hiện tốt các quy định về đảm bảo trật tự ATGT. Tham gia các cuộc thi do nhà trường, địa phương tổ chức tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, từ đó tạo sự chuyển biến về ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên tham gia giao thông, góp phần xây dựng văn hóa giao thông trên địa bàn thành phố Bắc Kạn.

trật tự an toàn giao thông
Học sinh, sinh viên trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn tham dự cuộc thi “Rung chuông vàng” tìm hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông
rung chuông vàng
Sinh viên Hoàng Văn Huỳnh – lớp Cao đẳng công nghệ ô tô/K1 xuất sắc rung chuông vàng tại cuộc thi “Rung chuông vàng” tổ chức lần đầu tiên tại trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn

Như vậy, ngay từ bây giờ các em với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước các em cần phải xây dựng cho mình ý thức tham gia giao thông. Chúng ta hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như: đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, dừng đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông, bảo vệ, giữ gìn và xây dựng giao thông công cộng và hãy là những tuyên truyền viên tích cực về an toàn giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Đào tạo nghề kết hợp với doanh nghiệp

Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã tạo ra những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Và bên cạnh việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, việc liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, để công tác đào tạo nguồn nhân lực thực sự đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, Khoa cơ khí – Trường Cao đẳng Nghề DTNT Bắc Kạn cũng tập trung đẩy mạnh công tác điều tra nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và các tỉnh lân cận. Tập trung đào tạo các ngành nghề mà doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng cao, thuộc các lĩnh vực công nghệ otô, kỹ thuật công nghệ cơ khí.

Trong những năm qua dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên còn non trẻ song với lỗ lực của tập thể giáo viên Khoa cơ khí luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Học sinh, sinh viên của Khoa tốt nghiệp ra trường hầu hết đều được các doanh nghiệp tiếp nhận vào làm việc và có thu nhập ổn định.

Việc gắn công tác đào tạo nghề của nhà trường với nhu cầu của các doanh nghiệp tạo ra lợi ích kép. Một mặt, chất lượng đào tạo của nhà trường được nâng cao do doanh nghiệp đã tham gia hỗ trợ quá trình đào tạo, tạo điều kiện cho các học sinh, sinh viên nhà trường có môi trường thực hành tốt nhất, đồng thời giám sát quá trình đào tạo và chất lượng của học sinh sinh viên sau khi ra trường. Mặt khác, thông qua việc phối hợp này, các doanh nghiệp sẽ được cung cấp đội ngũ lao động có tay nghề, đáp ứng được nhu cầu công việc, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp…”.

hsthực tập
Học sinh sinh viên nghề công nghệ otô thực tập tại xưởng trường
hsthựctập1
Học sinh sinh viên nghề công nghệ otô thực tập tại xưởng trường
hsthựctập3
Học sinh sinh viên nghề công nghệ otô thực tập tại xưởng trường
hsthựctập2
Học sinh sinh viên nghề công nghệ otô thực tập tại xưởng trường
hsthựctập691
Học sinh nghề cắt gọt kim loại thực tập tại công ty cổ phần Lilama – 691
hs làm tại cơ khí phượng hưng
Học sinh Triệu Sinh Dương lớp cắt gọt kim loại K11sau khi tốt nghiệp ra trường làm việc tại Doanh nghiệp Cơ khí Phượng Hưng

Có thể thấy, việc chuyển hướng dạy nghề trong nhà trường gắn với nhu cầu của các doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, cũng như chất lượng lao động. Phù hợp với nhu cầu thay đổi của thị trường lao động.

 Bùi Thanh Bình

Trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn xác định hướng đi mới trong công tác đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội

ThS. Lý Quang Tiến & CN. Ma Thị Vân – Phòng Đào tạo 

Email: tienlq.cdn.gov.vn

Luật Giáo dục Nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014 được Quốc hội (Khóa 13) thông qua. Kể từ ngày 01/7/2017 Luật Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có hiệu lực thi hành, Chính phủ và các Bộ, Ngành ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thi hành Luật GDNN, như: Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp; Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam… Đặc biệt là lĩnh vực GDNN, được Chính phủ giao Bộ Lao động Thương binh & Xã hội quản lý trực tiếp.

Đến nay, Bộ Lao động -Thương binh & Xã hội ban hành nhiều văn bản dưới Luật V/v hướng dẫn các trường Cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên (gọi tắt là cơ sở giáo dục nghề nghiệp) thực thi Luật GDNN, như: Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/03/2017 Quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức thực hiện biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; Thông tư số 04/2017/TT-BLĐTBXH ngày 02/03/2017 về việc ban hành danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/03/2017 Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; Quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp … Đây là điều kiện thuận lợi cho các Cơ sở GDNN, đồng thời có định hướng mở, trao quyền cho Hiệu trưởng các trường quyết định việc mở ngành, nghề mới; phát triển chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với thực tiễn.

Trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú (DTNT) Bắc Kạn, xác định mục tiêu là phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng thương hiệu nhà trường. Sau gần 01 năm triển khai đào tạo theo Luật GDNN, rút ra bài học từ thực tiễn trong công tác đào tạo, quản lý chương trình đào tạo còn nhiều bất cập, hạn chế …. Ngày 23 – 24/3/2018, Ban quản lý chương trình đào tạo tổ chức hội nghị “ Thẩm định và điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo hệ sơ cấp, trung cấp”.

chi-giang
Toàn cảnh hội nghị

Dự Hội nghị, nhiều giáo viên đại diện các tổ bộ môn & khoa chuyên môn đã thảo luận, trao đổi ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất ý kiến, cũng như biện pháp nâng cao chất lượng quản lý chương trình, giáo trình, mở ngành/ nghề mới …. Hội nghị nhận định, việc triển khai tổ chức đào tạo theo Luật GDNN có nhiều đổi mới, có tính ưu việt và linh hoạt như:

– Đào tạo theo niên chế; đào tạo tích lũy mô đun; đào tạo theo tín chỉ …

– Chương trình đào tạo Hiệu trưởng nhà trường được tự chủ quyết định thời gian đào tạo phù hợp với từng đối tượng, từng ngành/nghề (trình độ trung cấp thời gian đào tạo đào tạo từ 1,0 – 2,0 năm; trình độ cao đẳng thời gian đào tạo từ 2,0 – 2,5 năm; hệ liên thông Trung cấp lên Cao đẳng thời gian đào tạo từ 1.0 năm trở lên).

– Học sinh tốt nghiệp THCS được đăng ký học trình độ trung cấp và nhà trường tổ chức đào tạo song song chương trình Bổ túc văn hóa hệ Giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp THPT, sau 03 năm học hoàn thành chương trình đào tạo được cấp (bằng trung cấp và bằng bổ túc hệ GDTX cấp THPT).

– Học sinh tốt nghiệp trình độ trung cấp có cơ hội đi làm việc ngay, nếu có nguyện vọng học liên thông cao đẳng thì đăng ký học thêm kiến thức Văn hóa nghề hoặc chương trình GDTX cấp THPT theo quy định của Bộ GDĐT, đây là điều kiện thuận lợi cho người có bằng tốt nghiệp trung cấp được học liên thông trình độ cao hơn…
Tại hội nghị, tập thể cán bộ giáo viên trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn xác định đây là hướng đi mới, là bước ngoặt đột phá, có điều kiện thuận lợi và chủ động phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo, mở ngành/ nghề mới tổ chức đào tạo, đáp ứng theo nhu cầu xã hội và tạo cơ hội được học tập suốt đời đối với công dân tỉnh Bắc Kạn nói riêng và tỉnh lân cận nói chung, góp phần hiện thực hóa chủ trương của Đảng và nhà nước về việc phân luồng học sinh cấp THCS ….

a-tien
Thầy Lý Quang Tiến – trưởng phòng Đào tạo, phó Ban quản lý chương trình đào tạo, phát biểu ý kiến tại hội nghị

Từ những nội dung, nhận định nêu trên; Hội nghị thống nhất việc xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo của trường đối với từng ngành/ nghề… Qua đó, nhà trường xác định hướng đi mới trong công tác đào tạo, đặc biệt là thể hiện qua chương trình đào đó là:

– Chương trình đào tạo trình độ trung cấp của các ngành/ nghề (thời gian đào tạo không quá 2,0 năm).

+ Học sinh tốt nghiệp THCS, đăng ký học song song chương trình Trung cấp & chương trình GDTX cấp THPT (thời gian đào tạo trình độ trung cấp là 02 năm; năm thứ 3 học sinh học chương trình hệ GDTX lớp 12).

+ Học sinh tốt nghiệp THCS trở lên, đăng ký học trình độ Trung cấp không học chương trình GDTX cấp THPT (thời gian đào tạo trình độ trung cấp là 1,5 năm).
– Chương trình đào tạo hệ liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, tùy theo từng ngành/ nghề (thời gian đào tạo tối thiểu từ 1,0 năm trở lên).

– Chương trình đào tạo hệ sơ cấp, tùy theo từng ngành/ nghề thời gian đào tạo: Dưới 3 tháng và từ 3 tháng đến 6 tháng.

– Ngoài các ngành/ nghề nhà trường đang đào tạo; trong thời gian tới Nhà trường tập trung, định hướng phát triển đào tạo ngành/ nghề mới: Du lịch – Nhà hàng, Lễ tân … Ngoài ra, nhà trường còn tăng cường liên kết với doanh nghiệp tổ chức các khóa đào tạo thường xuyên, đào tạo theo địa chỉ…

– Sau 02 ngày diễn ra Hội nghị, sau khi thảo luận: Hội đồng thẩm định & Ban quản lý chương trình đào tạo đã thông qua một số chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và trình độ trung cấp, cụ thể:

+ Thẩm định 02 chương trình đào tạo hệ sơ cấp ngành/ nghề mới đó là: Nghiệp vụ nhà hàng và Nghiệp vụ lễ tân.

+ Thẩm định 02 chương trình đào tạo liên thông hệ trung cấp lên cao đẳng; gồm ngành/ nghề: Thú y, Khuyến nông lâm.

+ Điều chỉnh, bổ sung 06 chương trình đào tạo trình độ trung cấp (Tổng cục GDNN cấp phép đào tạo năm 2017); gồm các ngành/ nghề: Chăn nuôi – thú y, khuyến nông lâm; Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ ô tô; Điện công nghiệp; Kỹ thuật chế biến món ăn.

Có thể nói công tác quản lý phát triển Chương trình, giáo trình phục vụ đào tạo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi cơ sở giáo dục nghề nghiệp (quyết định đến Xứ mạng – tầm nhìn, kế hoạch phát triển nhà trường theo từng giai đoạn). Đòi hỏi Ban quản lý chương trình đào tạo và các tổ môn, khoa chuyên môn luôn chủ động tham mưu, đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng quản lý chương trình, giáo trình; trong đó coi trọng hợp tác doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm tham gia xây dựng chương trình, giáo trình và hợp tác cùng với doanh nghiệp liên kết đào tạo … Kỳ vọng, trong thời gian không lâu nữa sẽ được người học, xã hội khẳng định và công nhận ” Trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn xác định đúng hướng đi mới trong công tác đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội”.

chú chinh
Thầy Hoàng Vi Chinh – Phó hiệu trưởng, phó Ban thường trực Ban quản lý chương trình đào tạo, phát biểu kết luận tại Hội nghị

 

Ks. Phí Hồng Hải – Phó giám đốc phụ trách

PhiHongHai
Ks. Phí Hồng Hải

Phó giám đốc phụ trách: Kỹ sư Phí Hồng Hải
Điện thoại: 0912821321
Email: [email protected]
Chức năng:
Tham mưu và giúp Ban Giám hiệu thực hiện công tác tuyển sinh và tư vấn việc làm theo quy định của pháp luật; tổ chức đào tạo các nghề ngoài chỉ tiêu ngân sách Nhà nước cấp. Cầu nối giữa nhà trường với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo và việc làm.
Nhiệm vụ:
– Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển sinh các trình độ đào tạo.
– Chủ trì tổ chức tuyển sinh đảm bảo chỉ tiêu được giao hàng năm. Tổ chức tuyên truyền tư vấn tuyển sinh, tiếp nhận hồ sơ đăng ký học nghề và hoàn thiện hồ sơ học sinh, sinh viên trước khi bàn giao cho bộ phận quản lý HSSV.
– Tổ chức đào tạo các nghề ngắn hạn ngoài chỉ tiêu ngân sách. Tổ chức dạy ngoại ngữ và giáo dục định hướng xuất khẩu lao động.
– Đầu mối quan hệ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong hoạt động đào tạo của Nhà trường, tìm đầu ra cho học sinh, sinh viên (bao gồm cả xuất khẩu lao động).
– Tổ chức thực hiện công tác thông tin về học nghề, lao động và việc làm. Tổ chức tư vấn và giới thiệu việc làm cho thanh niên, học sinh, sinh viên.
– Quản lý website nhà trường. Chủ trì phối hợp với các đơn vị phòng khoa, đoàn thể cập nhật thường xuyên, kịp thời mọi thông tin liên quan đến công tác tuyển sinh, tư vấn việc làm và các hoạt động khác của Nhà trường trên website.
– Phối hợp với Phòng Đào tạo và Phòng Công tác Chính trị – Học sinh sinh viên trong công tác mở ngành, bậc, hệ đào tạo phù hợp với tình hình nhu cầu xã hội từng năm. Khảo sát các nhu cầu đào tạo của xã hội và đề xuất mở thêm ngành nghề, phương thức đào tạo mới.
– Chủ trì tổ chức Hội nghị Tuyển sinh hàng năm để tổng hợp báo cáo kết quả công tác tuyển sinh.
– Tư vấn học nghề, hướng nghiệp cho người học nghề. Tư vấn cho người học nghề về lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng, về kỹ năng thi tuyển, về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong và ngoài nước, tư vấn về chính sách, pháp luật lao động và quan hệ lao động cho người lao động, người sử dụng lao động.
– Phối hợp với phòng Đào tạo, các khoa: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, phát triển kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên; tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp; phối hợp xây dựng và phát triển chương trình dạy nghề sát thực với nhu cầu doanh nghiệp.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Ban giám hiệu.

Thư ngỏ

Trường Cao đẳng nghề Dân tộc nội trú Bắc Kạn gửi lời chào tới các em học sinh tốt nghiệp THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Trường Cao đẳng nghề Dân tộc nội trú Bắc Kạn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn với chức năng đào tạo đa ngành nghề với 3 cấp trình độ Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp. Nhà trường được đầu tư từ nhiều nguồn vốn của Nhà nước và nước ngoài với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ giáo viên đủ năng lực tâm huyết với nghề nghiệp. Mục tiêu đào tạo của Nhà trường là: Nhà trường gắn với Doanh nghiệp, đào tạo gắn liền thực tiễn, học nghề gắn với việc làm.

Trong bối cảnh Đất nước ta hiện nay việc lựa chọn chương trình học là rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai, thời gian, kinh tế của người học, gia đình và xã hội, với quan điểm đào tạo chúng tôi muốn chia sẻ những thông tin nhằm giúp các em có sự lựa chọn đúng đắn cho bản thân.

Theo số liệu quý IV năm 2016 của Bộ lao động TB&XH và Tổng cục thống kê cho thấy cả nước có 218.800 người trình độ đại học trở lên thất nghiệp. Vì từ nhận thức phải vào được Đại học mới là thành công nên nhu cầu đi học đại học là rất lớn dẫn đến nước ta hiện nay xảy ra thực trạng thừa thầy thiếu thợ rất trầm trọng. Do đó cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp của trình độ Cao đẳng và Trung cấp là rất cao vì lao động có tay nghề, đã qua đào tạo là rất thiếu, mức lương bình quân từ 7 đến 10 triệu/tháng, đặc biệt với người dân tỉnh Bắc Kạn đa số là dân tộc thiểu số có điều kiện hoàn cảnh khó khăn thì mức thu nhập này là đảm bảo việc thoát nghèo, phát triển làm giàu bền vững.

Khi lựa chọn việc học tập ngoài sở thích cần căn cứ vào 3 yếu tố chính :

– Lực học của bản thân – Điều kiện kinh tế gia đình – Nhu cầu của thị trường lao động.

Quan điểm của Nhà trường: Làm Thầy hay làm Thợ không quan trọng, miễn là có việc làm và thu nhập.

Như vậy hiện nay có một số em học xong THPT đi làm ngay ở các Công ty có phù hợp không?

Thứ nhất, với trình độ văn hóa 12/12 thì vẫn là lao động phổ thông (chưa qua đào tạo nghề nghiệp) sẽ được trả mức lương thấp, chế độ quyền lợi không đảm bảo, không được xếp bậc lương cụ thể, vị trí việc làm không ổn định, không có cơ hội tiến thân. Đặc biệt lãng phí tiền của gia đình đầu tư cho 12 năm học.

Thứ hai, từ những hạn chế nêu ở điều thứ nhất rồi các em sớm muộn cũng quay trở về địa phương trong hoàn cảnh vẫn chỉ là lao động phổ thông, không có kỹ năng tay nghề… thì sẽ khó có cơ hội việc làm.

Thứ ba, trong trường hợp các bạn có cơ hội làm một công việc nào đó ngay hoặc tự tạo việc làm tại địa phương (tại UBND xã hoặc công ty), đến khi yêu cầu phải có trình độ chuyên môn, nếu lúc này mới đi học sẽ khó khăn hơn vì có thể bạn xây dựng gia đình hoặc nhiều áp lực khác về thời gian dẫn đến bạn sẽ mất cơ hội (Trường hợp này thực tế đã xảy ra nhiều).

Từ đó các bạn có thể trả lời được câu hỏi này, có nên tiếp tục đi học không, học cái gì để phù hợp với bản thân và theo nhu cầu của xã hội? Chắc chắn các bạn nên đi học Cao đẳng hoặc Trung cấp nhằm tạo cho mình có một nghề để kiếm tiền, tạo cho mình cơ hội việc làm để bớt đi nỗi khó khăn của Bố mẹ từ đó đi lên làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

Khi học tại trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn các em được hưởng rất nhiều các ưu đãi của Nhà nước cũng như của Nhà trường.

+ 100% mức tiền lương cơ sở/tháng (1.210.000đ) đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật;

+ 80% mức tiền lương cơ sở/tháng (968.000đ) đối với học sinh, sinh viên tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú; học sinh, sinh viên người dân tộc Kinh là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

+ 60% mức tiền lương cơ sở /tháng (726.000đ) đối với học sinh, sinh viên người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

+ Giảm 70% học phí cho người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

+ Miễn học phí cho người tốt nghiệp THCS học tiếp lên trình độ Trung cấp.
Ngoài ra còn được hưởng các khoản hỗ trợ khác theo quy định.

Hiện nay Trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn thường xuyên liên kết với các Công ty, Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để giới thiệu việc làm miễn phí trong tỉnh, ngoài tỉnh hoặc xuất khẩu lao động cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Đến thời điểm này đã phối hợp với trên 20 Công ty, doanh nghiệp. Đơn cử một số đơn vị sau:

– Công ty lắp máy LILAMA 69 -1; 69-3. Công ty Hon đa Việt Nam. Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam. Công ty Cổ phần phát triển nhân lực Hàn Việt Nhật….

– Các trang trại chăn nuôi, các xưởng cơ khí, các cửa hàng kinh doanh trong và ngoài tỉnh…

Một số ít các bạn có cơ hội làm việc tại cơ quan Nhà nước.hoặc các em có thể tự mở xưởng cơ khí, tổ đội sản xuất, đội lắp đặt điện dân dụng, cửa hàng kinh doanh đồ điện, trang trại chăn nuôi, cửa hàng thuốc thú y tại địa phương…

Chúc các em có sự lựa chọn đúng đắn cho tương lai.

Trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn cam kết đảm bảo
mọi quyền lợi chính đáng của người học.

BẢNG TỔNG HỢP KẾT HỌC TẬP TOÀN KHOÁ HỌC

>>Click tệp đính kèm để xem thông tin chi tiết tại đây:

Lớp Chế biến món ăn  

Lớp cắt gọt kim loại  

Lớp cắt gọt kim loại   

Lớp Công nghệ Ô tô  

Lớp Công nghệ Ô tô  

Lớp Điện Công nghiệp   

Lớp Điện Công nghiệp  

Lớp Khuyến nông lâm  01 + 02 – K11 (CĐ)  

Lớp TC – KNL/K13; nghề Khuyến nông lâm (Na Rì) 

Lớp Khuyến nông lâm  03 – K11 (BaBể) 

Lớp KNL01 – K13; nghề Khuyến nông lâm  (Chợ Đồn) 

Lớp CĐ – Th.Y 01/ K1; nghề: Thú y 

Lớp TC – Th. Y 01A K13; nghề: Thú y  

Lớp Thú y 01 – K13, nghề: Thú y – Chăn nuôi (Chợ Mới) 

Ghi chú: mọi thắc mắc vui lòng liên hệ phòng đào tạo trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn ĐT: 02093.878.392